Tên lửa Neptune mà Ukraine khoe bắn cháy soái hạm Nga có nguy hiểm hơn tên lửa nhanh nhất thế giới BrahMos?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Trước việc Ukraine tuyên bố hai tên lửa diệt hạm Neptune của nước này bắn cháy soái hạm Nga hôm 13-4 và Ấn Độ vừa thử thành công tên lửa nhanh nhất thế giới BrahMos, uy lực của hai loại tên lửa này lại được dịp đem ra so sánh.

Việc xuất hiện thông tin tên lửa Neptune của Ukraine đã phá hủy tàu chiến Moskva của Nga gần đây đã làm nổi bật khả năng phát triển tên lửa nội địa của Ukraine. Trong khi đó, Ấn Độ mới đây cũng đã thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos hợp tác sản xuất với Nga.

Hôm 13-4, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga bốc cháy. Tàu Moskva bị chìm khi đang được kéo về cảng.

Phía Nga nói rằng tàu Moskva bị hư hỏng nặng và chìm là do vụ nổ kho đạn do một đám cháy gây ra. Trong khi đó, phía Ukraine tuyên bố tàu Nga bị trúng hai tên lửa hành trình diệt hạm Neptune của nước này. Tuyên bố của Ukraine cũng được các quan chức quốc phòng Mỹ ủng hộ.

Tuần dương hạm Moskva của Nga. Ảnh: The EurAsian Times

Tuần dương hạm Moskva của Nga. Ảnh: The EurAsian Times

Moskva là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Slava, đóng vai trò là soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga. Tàu Moskva được trang bị 16 tên lửa diệt hạm siêu thanh SS-N-12 Sandbox.

Đây là một tàu khổng lồ, nặng khoảng 11.500 tấn, và phải có một tên lửa diệt hạm Neptune có khả năng nhắm mục tiêu rất chuẩn xác mới có thể tấn công và đánh chìm tàu Moskva.

Tên lửa hành trình diệt hạm Neptune

Tên lửa hành trình diệt hạm Neptune (R-360 Neptune) do Cục Thiết kế Luch của Ukraine phát triển dựa trên mẫu tên lửa diệt hạm Kh-35 của Liên Xô. Tuy nhiên, Neptune có tầm bắn xa hơn và thiết bị điện tử tốt hơn và được đưa vào sử dụng trong hải quân Ukraine tháng 3-2021. Các tàu chiến mặt nước và tàu chở hàng có lượng giãn nước 5.000 tấn, hoạt động theo đoàn hoặc độc lập, có thể bị vũ khí này tiêu diệt.

Tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune của Ukraine. Ảnh: Wikipedia

Tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune của Ukraine. Ảnh: Wikipedia

Tên lửa Neptune bay với tốc độ 1.080 km/giờ, chậm hơn tốc độ âm thanh. Neptune có khả năng bay gần mặt nước, đặc biệt là khi tiếp cận mục tiêu, làm tăng khả năng bắn trúng tàu ở đường mớn nước.

Neptune sử dụng cả hệ thống dẫn đường quán tính lẫn radar chủ động. Hệ thống dẫn đường quán tính cho tên lửa biết nó đang ở đâu và radar chủ động hướng tên lửa đến phần tàu mà nó có nhiệm vụ đánh trúng.

Giống như Kh-35, Neptune ban dầu có tầm bắn 100 km và tầm bắn được tăng cường đáng kể trong các vụ thử nghiệm sau đó. Nhà sản xuất tuyên bố tầm bắn hiện tại của Neptune là 300 km.

Tên lửa Neptune có đường kính 420 mm và nặng hơn 870 kg.

Trong khi tên lửa Neptune của Ukraine trở thành chủ đề bàn tán của các nhà phân tích an ninh, giới quan sát quân sự và các chuyên gia thì Ấn Độ âm thầm đi trước và thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do nước này hợp tác sản xuất với Nga.

Neptune có mạnh hơn BrahMos?

Hôm 19-4, hải quân và không quân Ấn Độ đã thử thành công hai trong số các biến thể tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Không quân Ấn Độ bắn một biến thể tên lửa trên không từ tiêm kích Su-30MKI mà Nga sản xuất cho riêng nước này và đánh trúng một tàu chiến đã ngừng hoạt động với độ chính xác cao. Trong khi đó, hải quân Ấn Độ phóng một biến thế hải quân từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Delhi.

Khi tin tức về cuộc bắn thử tên lửa BrahMos xuất hiện trên mạng xã hội, một số cư dân mạng đã đem ra so sánh tên lửa BrahMos với tên lửa Neptune của Ukraine.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Ảnh: Wikipedia

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Ảnh: Wikipedia

Một người dùng Twitter đã có sự so sánh thú vị: “BrahMos có động năng gấp 50 lần động năng của Neptune, và mang đầu đạn có tải trọng gấp đôi 300 kg (Neptune mang tải trọng đầu đạn 150 kg)”.

Bài viết nhận được phản hồi tích cực và nhiều người theo dõi quân sự trực tuyến cũng nói rằng: “Nếu tàu Moskva được cho là bị chìm do trúng hai tên lửa Neptune thì về lý thuyết 1-2 tên lửa BrahMos có thể vô hiệu hóa siêu tàu sân bay của hải quân Mỹ”.

Tuy nhiên, cả hai tên lửa này thuộc đẳng cấp khác nhau. Giới chuyên gia cho rằng BrahMos gây chú ý ở tốc độ siêu thanh Mach 2-Mach 3 (2.450 km/giờ - 3.675 km/giờ), phụ thuộc vào độ cao bay. Tốc độ này không chỉ khiến tên lửa khó bị đánh chặn mà còn mang lại cho nó nhiều hỏa lực hơn.

BrahMos được coi là tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới.

Với tốc độ siêu thanh và có thể bay dọc theo mặt nước, BrahMos phần nào đó giống như một tên lửa tàng hình mà chỉ có thể phát hiện nhưng không thể đánh chặn.

BrahMos có một hệ thống dẫn đường quán tính (INS) để nhắm mục tiêu vào tàu và hệ thống định vị toàn cầu để nhắm vào các mục tiêu đất liền. Tùy vào mẫu và nền tảng phóng mà BrahMos có tầm bắn từ 300 km đến 500 km, xa hơn nhiều so với tên lửa Neptune.

BrahMos có thể mang đầu đạn nặng 250 kg hoặc đầu đạn bán xuyên giáp có sức công phá mạnh 200kg-300 kg. Tên lửa này có thể được phóng từ mặt đất, từ hệ thống phóng thẳng đứng hoặc nghiêng, hay từ trên không (một khả năng mà ngay cả Nga cũng không có). Và đừng quên rằng BrahMos cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Giống như nhiều tên lửa khác của Nga, BrahMos vượt xa sức mạnh và khả năng của tên lửa Neptune của Ukraine về tốc độ, trọng lượng và khả năng mang tải trọng vũ khí. Tất cả thông số kỹ thuật này khiến cho tên lửa BrahMos do Nga-Ấn Độ hợp tác sản xuất nguy hiểm hơn và tiên tiến hơn nhiều so với Neptune.

Dù vậy, tên lửa Neptune có thể rất hữu hiệu cho khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập đối với một đất nước phòng thủ như Ukraine.

Nói thì nói như vậy, mặc dù Nga đang tham gia sản xuất tên lửa BrahMos với Ấn Độ nhưng lại không triển khai tên lửa này. Một số nguồn tin cho biết Nga có tên lửa BrahMos biến thể diệt hạm nhưng không có biến thể trên đất liền và trên không.

Cặp đôi tiêm kích Su-30MKI và tên lửa BrahMos đem lại khả năng độc đáo cho Ấn Độ mà đến Nga cũng không có

Sự kết hợp giữa tiêm kích Su-30MKI và tên lửa BrahMos mang lại cho không quân Ấn Độ khả năng tấn công rất xa và rất mạnh, một khả năng ngay cả Nga cũng thiếu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri Túc ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN