Tên lửa mới của Đài Loan có thể hủy diệt các căn cứ quân sự ven biển TQ?

Các chuyên gia Trung Quốc hôm 15/11 nhận định các tên lửa hành trình mới được sản xuất tại đảo Đài Loan không thể đạt được mục tiêu dự kiến là hủy diệt các cơ sở quân sự quan trọng dọc bờ biển Trung Quốc đại lục. 

Tên lửa Vạn Chiến của Đài Loan. Ảnh: Getty

Tên lửa Vạn Chiến của Đài Loan. Ảnh: Getty

Một chiến đấu cơ IDF thuộc Phi đội chiến đấu số 1 của lực lượng Phòng không Đài Loan hôm 11/11 đã phóng thử một tên lửa hành trình Vạn Chiến (Wan Chien), được sản xuất bởi một viện nghiên cứu trên hòn đảo, tờ Liberty Times, có trụ sở tại thành phố Đài Bắc, hôm 13/11 đưa tin. 

Theo kết quả của vụ bắn thử, các phi đội chiến đấu số 1 và số 3 của Đài Loan có thể tấn công các sân bay, căn cứ và khu vực tập kết quân đội dọc bờ biển phía đông nam của Trung Quốc đại lục.

Tên lửa Vạn Chiến, có thể mang theo hàng trăm đầu đạn nhỏ và bắn trúng mục tiêu cách xa 200 km, đang được sản xuất hàng loạt, theo Liberty Times. 

Chuyên gia quân sự Wei Dongxu, sống tại Bắc Kinh, chia sẻ trên Thời báo Hoàn cầu hôm 15/11 rằng tên lửa mới của Đài Loan, sử dụng một phần thiết kế Mỹ, có thể được sử dụng như một vũ khí tầm xa lợi hại trong việc chống lại các cuộc tấn công đổ bộ và chủ động tấn công cơ sở quân sự của đối phương. 

Bất chấp khả năng đe dọa tiềm tàng, tên lửa Vạn Chiến được cho là dễ bị đánh chặn. Khả năng chiến đấu của chiến đấu cơ IDF không có gì nổi bật và nhờ vào hệ thống cảnh báo sớm "cực khủng" của Trung Quốc đại lục cùng khả năng giành ưu thế trên không, chiến đấu cơ của Đài Loan sẽ bị tiêu diệt trước khi có cơ hội phóng tên lửa Vạn Chiến, ông Wei nhận định. 

Ngay cả khi các chiến đấu cơ của Đài Loan có thể phóng một số tên lửa mới, Vạn Chiến vẫn có thể bị đánh chặn bởi tên lửa phòng không và pháo vì loại tên lửa này chủ yếu lướt trong không khí với tốc độ thấp và dễ bị radar khóa chặt, ông Wei nói thêm. 

Các nhà quan sát quân sự của Trung Quốc đại lục cho rằng tên lửa Vạn Chiến thực chất là một thiết bị phân phối đầu đạn trên không (vì nó mang theo hàng trăm đầu đạn nhỏ), loại vũ khí mà Trung Quốc đại lục đã sở hữu và thậm chí còn có công nghệ hiện đại hơn. Nhiều loại thiết bị phân phối đầu đạn trên không do Trung Quốc đại lục sản xuất, một số có sẵn để xuất khẩu, đã được trưng bày và nhắc tới trong các cuộc triển lãm cũng như nhiều bài báo trước đây. 

Một loại thiết bị phân phối đầu đạn trên không của Trung Quốc đại lục được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc giới thiệu hồi tháng 8 có thể mang theo 240 đầu đạn nhỏ. Khi thiết bị này phát nổ, số đầu đạn có thể bao phủ diện tích hơn 6.000 mét vuông, đồng nghĩa với việc nó có thể vô hiệu hóa một sân bay trong thời gian dài chỉ với một lần bắn, theo các nhà phân tích. 

Các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đại lục vượt trội Đài Loan về nhiều mặt. Ảnh: China Military

Các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đại lục vượt trội Đài Loan về nhiều mặt. Ảnh: China Military

Việc Đài Loan bắn thử tên lửa Vạn Chiến xảy ra vào thời điểm nhạy cảm ở khu vực eo biển Đài Loan và được đánh giá là động thái nguy hiểm. 

Các nhà phân tích cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của người Đài Loan nhằm chống lại sự thống nhất bằng vũ lực từ Trung Quốc đại lục sẽ phải nhận kết cục diệt vong vì quân đội Trung Quốc đại lục có ưu thế vượt trội về mọi mặt (trang thiết bị, công nghệ, chiến thuật, khả năng sẵn sàng, số lượng binh sĩ) so với quân đội trên đảo Đài Loan. 

Trung Quốc đại lục luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết. 

Lo TQ tấn công, Đài Loan làm vũ khí ”tàng hình” rồi ém khắp đô thị

Làm cách nào để những vũ khí hạng nặng “sống sót” sau một cuộc đổ bộ của quân đội Trung Quốc là điều luôn khiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Taiwan News ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN