Tên lửa làm bằng máy in 3D không thể rời bệ phóng
Ngày 8/3, một tên lửa được lắp gần như hoàn toàn từ bộ phận in bằng máy in 3D không thể rời khỏi bệ phóng. Cuộc phóng đầu tiên đã bị hủy vào phút chót.
Hãng Relativity Space trụ sở ở California (Mỹ) nỗ lực phóng tên lửa lên quỹ đạo từ một bãi phóng tên lửa cũ ở trạm vũ trụ Cape Canaveral. Tuy nhiên, hệ thống máy tính dừng đếm ngược khi chỉ còn 1 phút vì trục trặc nhiệt độ ở phần trên của tên lửa Terran. Đội kiểm soát quyết định khắc phục sự cố và thử lại trước khi quá thời gian, nhưng cuối cùng đã từ bỏ hoàn toàn.
Video vụ phóng tên lửa thất bại
Đó là một tên lửa tương đối nhỏ, chỉ cao khoảng 33m, không mang theo hàng hóa gì mà chỉ để đánh dấu thành tựu đầu tiên: Hệ thống kim loại ra đời từ máy in 3D.
Công ty cho biết, khoảng 84% tên lửa Terran được in bằng máy in 3D tại nhà máy của công ty ở Long Beach, California, bao gồm cả động cơ. Relativity Space định sẽ tăng tỷ lệ bộ phận in bằng máy 3D thêm nữa trong những phiên bản trong tương lai.
Các tên lửa Falcon của hãng SpaceX sử dụng bộ phận làm bằng máy 3D từ mấy năm trước, nhưng tỷ lệ không nhiều như tên lửa mới của Relativity Space.
Relativity Space cho biết, động cơ tên lửa là vật thể lớn nhất in bằng máy 3D mà họ muốn phóng lên.
Doanh nhân Mark Cuban của chương trình truyền hình “Shark Tank” là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào công ty.
Nhật Bản tuyên bố đã hủy một tên lửa hạng trung mới mà họ phóng vào vũ trụ hôm 7/3 sau khi kết luận rằng tên lửa không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, Reuters đưa tin.
Nguồn: [Link nguồn]