Tên lửa không phải là vũ khí nguy hiểm nhất Triều Tiên đe dọa Mỹ
Khả năng liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Á bị suy yếu và tình hình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát bất cứ lúc nào mới là mối đe dọa lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt chứ không phải từ tên lửa của Bình Nhưỡng.
Theo National Interest, Washington - Seoul - Tokyo đều nhận định, khu vực Đông Á và cả thế giới sẽ gặp nguy hiểm lớn hơn nếu như một ngày nào đó Triều Tiên đạt được mục tiêu tấn công lục địa Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á thuộc Viện Brookings, ông Richard C. Bush nhận định, mối đe dọa thực sự đối với nước Mỹ đó là khả năng liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Á bị suy yếu và tình hình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát bất cứ lúc nào chứ không phải từ lực lượng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi thị sát quân đội.
Cũng theo ông Bush, dường như chính quyền của Tổng thống Donald Trump tin rằng, khả năng Triều Tiên tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân là quá nguy hiểm và cần được ngăn chặn ngay từ đầu.
Cụ thể, hôm 8/8, ông Trump đe dọa có hành động quân sự mạnh mẽ với Triều Tiên nhưng nhà lãnh đạo Mỹ lại quên rằng nếu Mỹ tấn công Triều Tiên, thì chắc chắn đồng minh thân thiết của Washington và Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường từ các cuộc tấn công đáp trả của Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, Mỹ còn tin rằng nếu tạo ra "áp lực khủng khiếp" thì Trung Quốc và các nước khác sẽ có biện pháp đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán để ít nhất là có thể đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Song thực tế, Mỹ đã quên rằng chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhiều lần khẳng định phát triển năng lực hạt nhân là nền tảng đảm bảo an ninh quốc gia. Một trong số đó là mục tiêu sản xuất vũ khí hạt nhân có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ. Washington và Seoul cũng cần chấp nhận thực tế là không có cách nào có thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ mục tiêu của mình.
Nhưng ngay cả khi Triều Tiên nắm trong tay loại vũ khí có thể tấn công lục địa Mỹ, Bình Nhưỡng cũng không nhất thiết phải thực hiện tấn công. Nói cách khác, việc Triều Tiên tổ chức một cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh của Washington như Nhật Bản và Hàn Quốc là điều rất khó xảy ra. Bởi Bình Nhưỡng từng tuyên bố phát triển hạt nhân là để ngăn chặn khả năng Mỹ tiến hành chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh truyền thống nhằm vào Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng hy vọng một khi quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân, nếu bị tấn công, Triều Tiên vẫn có thể đáp trả mạnh mẽ đối phương.
Trong khi đó, an ninh của Nhật – Hàn hiện phụ thuộc lớn vào lời cam kết bảo vệ từ phía Mỹ. Thậm chí, Tokyo và Seoul tin rằng nếu Triều Tiên tấn công hai quốc gia này, Mỹ sẽ có hành động đáp trả kể cả phải sử dụng tới vũ khí hạt nhân. Đây chính là lý do Nhật – Hàn không chọn con đường phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình mà phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ.
Song trong bối cảnh chương trình hạt nhân của Triều Tiên đạt được nhiều thành tựu lớn trong thời gian gần đây, Tokyo và Seoul bắt đầu có tâm lý nghi ngờ về độ tin cậy trong những cam kết của Mỹ. Một câu hỏi đặt ra là nếu Triều Tiên tấn công Nhật Bản và Hàn Quốc liệu Washington sẵn sàng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân trong khi Bình Nhưỡng lại có năng lực tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ? Và liệu Washington sẵn lòng đặt San Francisco vào hiểm nguy để cứu Tokyo hay Seoul?
Các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên khiến liên minh Mỹ - Nhật - Hàn "đứng ngồi không yên".
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên còn tạo ra một mối đe dọa khác mà thậm chí đây được xem là mối đe dọa lớn nhất. Đó chính là việc Triều Tiên cho rằng, quốc gia này có thể hành động thiếu kinh suất mạnh mẽ hơn trước Hàn Quốc ở mức truyền thống nhưng trên lý thuyết lại có thể phản công Mỹ bằng hạt nhân.
Trong ít nhất 7 năm qua, Triều Tiên đã đánh chìm một tàu hải quân của Hàn Quốc, nã đạn về phía các hòn đảo thuộc sự kiểm soát của Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải cũng như gây rắc rối tại khu vực phi quân sự (DMZ). Nhưng một khi Bình Nhưỡng có thể tấn công Mỹ, mối đe dọa sẽ trở nên lớn hơn đồng thời gây chia rẽ trong xã hội Hàn Quốc liên quan tới những bất đồng về việc các lực lượng vũ trang Hàn Quốc nên đáp trả Triều Tiên như thế nào mà không để mất thể diện. Điều này cũng sẽ tạo ra căng thẳng cho mối quan hệ liên minh Mỹ - Hàn.
Cũng trong tình huống này, việc sử dụng vũ khí hạt nhân có khả năng xảy ra hơn bao giờ hết. Điều đáng nói là không giống như mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô cũ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Washington và Bình Nhưỡng không có bất cứ kênh trao đổi nào để có thể giảm nguy cơ hiểu lầm và hạ nhiệt căng thẳng.
Ngay cả khi tình trạng leo thang căng thẳng được kiểm soát và Bình Nhưỡng chưa thể sản xuất vũ khí hạt nhân, sự tồn tại của chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên vẫn sẽ khiến quyết định của giới lãnh đạo cấp cao Mỹ - Hàn bị ảnh hưởng. Theo nhà nghiên cứu Bush, trong hoàn cảnh hiện tại, Bình Nhưỡng hy vọng chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ chọn cách phản ứng mềm mỏng hơn thay vì cứng rắn. Đây là cách giúp Triều Tiên làm Hàn Quốc phải bẽ mặt và giành chiến thắng trên mặt trận chính trị.
Nhưng nếu ông Moon chọn cách phản ứng cứng rắn, Triều Tiên có thể sẽ lùi bước hoặc Bình Nhưỡng có thể làm tình trạng căng thẳng xuất hiện trở lại để xem cách phản ứng từ phía Hàn Quốc. Và khi Triều Tiên tin quốc gia này nắm trong tay quyền kiểm soát tình trạng leo thang căng thẳng, Seoul sẽ buộc phải thỏa hiệp vô nguyên tắc.
Các nhân viên quân sự Mỹ ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ bờ...