Tên lửa hạt nhân Nga bất ngờ phát nổ khi vừa rời tàu ngầm
Loại tên lửa thử nghiệm của Nga có thể bắn hạ mục tiêu cách xa 4.500 km và gắn được đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa lớp Bulava được Nga phóng đi từ tàu ngầm Yury Dolgoruky ở Biển Trắng và dự định tấn công mục tiêu nằm cách đó 4.500 km tại bán đảo Kamchatka. Chỉ ít giây sau khi rời khỏi tàu ngầm, quả tên lửa có thể gắn được đầu đạn hạt nhân nhanh chóng phát nổ và tạo ra quầng sáng trên bầu trời.
Tên lửa Bulava phóng lên trời được vài giây thì nổ tung.
Tên lửa Bulava nằm trong dự án quân sự đắt đỏ nhất của quân đội Nga nhưng bị hoài nghi về khả năng thực sự. Tên lửa Bulava mất rất nhiều năm để phát triển và chính thức gia nhập biên chế quân đội nước này từ năm 2013.
Hiện chưa rõ vì sao tên lửa phát nổ khi vừa rời bệ phóng nhưng các chuyên gia cho rằng lỗi lắp đặt đã khiến vũ khí này gặp sự cố. Trong số 27 lần thử nghiệm, 9 tên lửa Bulava đã phát nổ và tỉ lệ này là khá cao.
Tàu ngầm lớp Borei.
Nếu tên lửa Bulava có thể giải quyết được những sai sót kĩ thuật hiện nay, đây sẽ trở thành loại vũ khí nguy hiểm bậc nhất thế giới. Không chỉ có tốc độ, tầm bắn xa, tên lửa Bulava còn được thiết kế để tránh bị radar đối phương phát hiện.Hiện tại, tên lửa Bulava được gắn trên tàu ngầm lớp Borei hiện đại nhất của Nga và tàu ngầm này mất gần 30 năm để nghiên cứu, phát triển. Vụ thử nghiệm được cho là thực hiện năm 2016 nhưng video mới được đăng tải trong tuần này.
Theo thiết kế, tổ hợp “mắt thần” cảnh báo sớm có thể theo dõi 500 vật thể cùng lúc trong bán kính 4.000-6.000 km.