Tên lửa hạt nhân Ấn Độ có thể bắn tới bất kì nơi nào ở TQ
Diện tích rộng lớn của Trung Quốc đang nằm hoàn toàn trong tầm “phủ sóng” của tên lửa đạn đạo gắn được hạt nhân Ấn Độ.
Tên lửa Ấn Độ trong một cuộc duyệt binh.
Báo cáo mới đây của hai chuyên gia quân sự hàng đầu Mỹ cho biết Ấn Độ đang tích cực phát triển tên lửa hạt nhân và trong số này có loại đủ sức phóng tới mọi nơi ở Trung Quốc.
Theo tờ DW của Đức, tên lửa mới của Ấn Độ được đặt ở miền nam và có thể “phủ sóng” mọi địa điểm tại quốc gia đông dân nhất hành tinh. Trong quá trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, Ấn Độ được cho là đã sản xuất thêm 600 kg plutonium. Đây là chất phóng xạ quan trọng cho vũ khí hạt nhân và có thể gắn lên 150-200 đầu đạn.
Thông tin của hai chuyên gia quân sự Mỹ cho biết tên lửa Ấn Độ là loại Agni-2, gắn được trên tàu hỏa, sử dụng nhiên liệu rắn và có hai tầng. Nó có thể bắn vào mọi khu vực ở Trung Quốc.
Ấn Độ cam kết chính sách không tự ý sử dụng vũ khí hạt nhân (NFU) vào năm 2003. Chính quyền New Delhi tuyên bố bất kì quốc gia nào tấn công hạt nhân Ấn Độ sẽ hứng chịu đòn trả đũa khủng khiếp.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
“Tôi nghĩ rằng Ấn Độ phát triển tên lửa tầm xa và tàu ngầm hạt nhân vì một đối thủ duy nhất, đó chính là Trung Quốc”, Rajesh Rajagopalan, giáo sư ngành chính trị quốc tế, trả lời kênh DW. “Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ấn Độ hiện nay có tầm bắn 5.500 km và có thể mang được vũ khí hạt nhân”.
“Tôi nghĩ rằng Ấn Độ khẩn trương xây dựng và phát triển vũ khí hạt nhân vì e ngại Trung Quốc”, Happymon Jacob, phó giáo sư chuyên về Giải trừ quân bị Đại học Jawaharlal Nehru, nói.
Hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc đang nổ ra xung đột quân sự ở biên giới dãy núi Himalaya. Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đang dồn 20 vạn quân tới khu vực căng thẳng này.
Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ dồn 20 vạn quân tới biên giới và khiến tình hình thêm căng thẳng.