Tên lửa hành trình tầm xa Mỹ có thể sắp cung cấp cho Ukraine có gì đặc biệt?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tên lửa hành trình phóng từ máy bay AGM-158 JASSM rất hiếm khi được Mỹ sử dụng trong chiến đấu nhưng theo thông tin mới được tiết lộ, Washington đã sẵn sàng cung cấp tên lửa này cho Kiev.

Washington có thể sắp cung cấp cho Ukraine loại tên lửa hiện đại mà không nhiều quốc gia đồng minh Mỹ sở hữu. Ảnh: Politico.

Washington có thể sắp cung cấp cho Ukraine loại tên lửa hiện đại mà không nhiều quốc gia đồng minh Mỹ sở hữu. Ảnh: Politico.

Tờ Politico dẫn nguồn tin trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, cho biết Washington sẵn sàng cung cấp cho Kiev các tên lửa AGM-158 JASSM. Vấn đề hiện tại là làm cách nào tránh để lộ công nghệ bí mật một khi các tên lửa này được cung cấp cho Ukraine và đảm bảo các chiến đấu cơ Ukraine, bao gồm F-16 có thể phóng mẫu tên lửa nặng 1 tấn, mang đầu đạn 450kg này.

Thông tin xuất hiện trong bối cảnh quân đội Ukraine tập trung cho cuộc tấn công ở vùng Kursk của Nga. Quan chức Mỹ giấu tên nói trên tờ Ukraine, rằng "vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi tên lửa mới có thể được chuyển cho Ukraine". Nguồn tin nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo Defense Express, nếu được Mỹ cung cấp cho Ukraine, AGM-158 JASSM sẽ là tên lửa tầm xa uy lực nhất mà Ukraine được phương Tây cung cấp. Đây là mẫu tên lửa tàng hình có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao.

JASSM được coi là “vũ khí hiện đại cuối cùng mà chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể chuyển cho Ukraine. Tên lửa này nằm trong danh sách các vũ khí từng được coi là không thể cung cấp cho Ukraine vì nhiều lý do".

Tên lửa JASSM do hãng Lockheed Martin sản xuất, lần đầu được quân đội Mỹ đưa vào biên chế từ những năm 2000. Tên lửa rất hiếm khi được không quân Mỹ sử dụng trong chiến đấu và chỉ một số ít quốc gia đồng minh Mỹ sở hữu.

Ba Lan, Úc và Phần Lan là các quốc gia sở hữu tên lửa JASSM. Nhật Bản và Hà Lan đã ký hợp đồng mua tên lửa này nhưng chưa rõ thời điểm bàn giao. Đức, Hy Lạp, Romania và Đan Mạch cũng đang đàm phán với Mỹ. Năm 2013, Hàn Quốc từng đề nghị mua tên lửa JASSM để củng cố sức mạnh không quân nhưng bị Mỹ từ chối.

Trong quá khứ, chỉ hai lần quân đội Mỹ công khai sử dụng tên lửa AGM-158 JASSSM. Ngày 14/4/2018, hai oanh tạc cơ chiến lược B-1 Lancer của Mỹ phóng tổng cộng 19 tên lửa JASSM nhằm vào 3 mục tiêu của chính phủ Syria, bao gồm trung tâm nghiên cứu Barzah. Tất cả tên lửa đều đánh trúng mục tiêu. Năm 2019, Mỹ cũng sử dụng tên lửa JASSM trong cuộc tập kích tiêu diệt thủ lĩnh Tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi tại nơi ẩn náu ở Syria.

Nhìn chung, tên lửa AGM-158 JASSM do Mỹ sản xuất được đánh giá có độ tin cậy cao, khả năng tấn công cực kỳ chính xác và chưa từng bị các hệ thống phòng không đánh chặn.

Hãng Lockeed Martin hiện sản xuất 45 tên lửa JASSM mỗi tháng, đã chuyển cho quân đội 4.100 trong số 7.100 quả theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc.

Lầu Năm Góc cũng đã đặt 550 tên lửa JASSM-ER (phiên bản tăng tầm) cho năm 2025. Tên lửa JASSM-ER có tầm bắn lên tới 900km.

Tên lửa JASSM phóng từ máy bay sẽ cung cấp cho không quân Ukraine năng lực mà hiếm quốc gia nào trên thế giới có. Đó là khả năng phóng tên lửa hành trình tầm bắn 370km từ chiến đấu cơ thế hệ 4 do Mỹ sản xuất (F-16), Politico nhận định. Mỗi chiếc F-16 có thể mang theo tối đa 2 tên lửa AGM-158 JASSM.

Báo Mỹ lưu ý, Washington có thể sắp cung cấp cho Kiev tên lửa JASSM nhưng chưa cho phép Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặc dù tuyên bố kiểm soát được khu vực rộng hơn 1.000 km2 sau cuộc đột kích bất ngờ vào tỉnh Kursk, song Ukraine giờ đây đang phải đối diện rủi ro chồng chất về viện trợ quân đội và kế hoạch đáp trả mạnh mẽ từ Nga. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Politico, Defense Express ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN