Tên lửa đạn đạo 110 tấn của Nga "biết" khoan lưới lửa Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Nga có thể “khoan” thủng mọi lưới lửa phòng không ưu việt nhất của Mỹ.
Tên lửa Sarmat của Nga trong buổi duyệt binh qua quảng trường đỏ.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới của nước này sẽ thay thế tên lửa 210 tấn Veovoda (SS-18). Tên lửa Sarmat của Nga nặng khoảng 110 tấn và được thiết kế để vượt qua mọi lưới lửa phòng không của Mỹ. Đây được xem là vũ khí phản đòn hạt nhân quan trọng trong biên chế quân đội Nga.
Tên lửa mang theo 15 đầu đạn hạt nhân để tăng sức mạnh công phá tối đa với độ chính xác cao. Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là trọng lượng của tên lửa Sarmat. Một số tờ báo phương Tây cho rằng tên lửa này nặng hơn 110 tấn so với thông tin ban đầu Nga đưa ra.
“Tầm bắn của tên lửa Sarmat vượt 11.000 km và có thể mang 10-15 đầu đạn 750 kiloton”, hãng tin RIA viết. “Đầu đạn sẽ tấn công mục tiêu với vận tốc siêu âm bằng chương trình xử lý riêng biệt. Nó sẽ không thể bị đánh chặn dễ dàng bởi hệ thống phòng thủ đối phương vì nó “biết” đường bay để né tên lửa đánh chặn”.
Tên lửa Sarmat nặng 110 tấn, phạm vi tấn công 11.000 km.
Mỹ và NATO gọi tên lửa mới nhất của Nga là “Quỷ Sa tăng” vì uy lực khủng khiếp của nó. Tên lửa Sarmat được trang bị các thiết bị bẫy và hệ thống định vị tối tân nhằm tăng khả năng tiêu diệt đối phương. Tốc độ tấn công của tên lửa Sarmat là 24.000 km/giờ.
Tên lửa Sarmat còn có thể mang tổ hợp các phương tiện đột phá phòng thủ tên lửa nên gây khó khăn lớn cho đối phương trong việc phát hiện và chặn đánh tên lửa.
Cải tiến mới này làm cho Sarmat trở thành tên lửa chiến đấu mạnh nhất của Nga trong bối cảnh Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đáng chú ý, tên lửa Sarmat thậm chí có thể lắp đặt trên đường sắt.
Chiếc xe bọc thép trang bị “tận răng” từ súng máy, súng chống tăng tới pháo và chỉ nặng chưa đầy 8 tấn.