Tên lửa của nước đồng minh NATO khóa mục tiêu chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Một hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất đã đưa tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ vào tầm ngắm ở Địa Trung Hải, CNN Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Tên lửa phòng không S-300 của Hy Lạp khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Tên lửa phòng không S-300 của Hy Lạp khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Hệ thống phòng không S-300 của Hy Lạp đã khóa mục tiêu chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ khi máy bay này đang thực hiện một nhiệm vụ trinh sát. Thổ Nhĩ Kỳ coi động thái này là "hành động thù địch", theo CNN dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Theo nguồn tin, chiến đấu cơ F-16 tuần tra ở vùng biển Agean và Đông Địa Trung Hải vào ngày 23/8. Một hệ thống S-300 do Nga sản xuất đặt trên đảo Crete của Hy Lạp đã kích hoạt chức năng khóa mục tiêu.

Phi công Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy hệ thống điện tử trên máy bay phát cảnh báo rơi vào tầm ngắm của một hệ thống thù địch. Chiếc F-16 khi đó đang bay ở độ cao 3.000 mét nhưng không rõ có mang theo tên lửa hay không.

Truyền thông Hy Lạp bác bỏ tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng đây là một hành động gây hấn, nói rằng Ankara đã cố ý khiến hệ thống S-300 của nước này lộ diện vị trí trên đảo Crete.

Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiếc F-16 sau đó vẫn hoàn thành nhiệm vụ tuần tra và quay về hạ cánh an toàn. Tuy nhiên, sự cố trên được coi là "hành động thù địch" theo nguyên tắc của NATO, CNN THổ Nhĩ Kỳ cho biết.

NATO mô tả sự việc là "không phù hợp với tinh thần của liên minh, do cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đều là thành viên NATO".

Tuần trước, một chiến đấu cơ F-16 của Hy Lạp được cho là đã "khiêu khích" máy bay Thổ Nhĩ Kỳ cũng ở trong khu vực, bằng cách đưa mục tiêu vào tầm ngắm của hệ thống kiểm soát vũ khí.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khi đó cáo buộc Hy Lạp đang cố tình leo thang căng thẳng và sự cố cho thấy nước này đã có sự chuẩn bị trước.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là hai nước láng giềng luôn đứng trên bờ vực xung đột kể từ năm 1996 vì vấn đề tranh chấp hai hòn đảo ở Đông Địa Trung Hải.

Khu vực này vừa đóng vai trò chiến lược trên khía cạnh quân sự, vừa là nơi có trữ lượng tài nguyên dồi dào như khí đốt và dầu mỏ.

Một mâu thuẫn khác giữa hai nước là vấn đề nhập cư. Hy Lạp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ để người di cư tràn vào nước này qua tuyến đường biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã bán cho Hy Lạp các tổ hợp phòng không S-300 vào năm 1998 bất chấp sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2013, S-300 của Hy Lạp lần đầu phóng tên lửa đánh chặn trong một cuộc tập trận trên đảo Crete.

Nhìn lại vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là hai quốc gia có duyên nợ trong lịch sử. Hai nước thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, nhưng cũng có những mâu thuẫn, căng thẳng từng khiến quan hệ "rơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN