Tên lửa chống tăng vác vai Trung Quốc giống hệt vũ khí Mỹ lần đầu tiên lộ diện
Tên lửa chống tăng vác vai do Trung Quốc tự phát triển lần đầu xuất hiện trong biên chế quân đội, được các binh sĩ sử dụng trong một cuộc tập trận gần đây ở Tây Tạng.
Binh sĩ Trung Quốc vác trên vai tên lửa chống tăng HJ-12.
Tên lửa vác vai HJ-12 gây chú ý bởi thiết kế và tính năng giống hệt tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. HJ-12 cũng có tính năng “bắn và quên”, có thể tiêu diệt bất cứ xe tăng chủ lực nào, tờ Hoàn Cầu đưa tin.
Gần đây, một lữ đoàn trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Tây Tạng của Trung Quốc tham gia một loạt các cuộc tập trận ở sâu trên cao nguyên.
Một bức ảnh đăng kèm thông tin về cuộc tập trận, cho thấy binh sĩ Trung Quốc vác trên vai tên lửa chống tăng HJ-12.
Đây là lần đầu tiên tên lửa này xuất hiện trong biên chế quân đội Trung Quốc, theo tờ Hoàn Cầu. HJ-12 được cho là nâng cao đáng kể năng lực chống tăng của quân đội Trung Quốc.
Mẫu tên lửa này do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (Norinco) phát triển. HJ-12 hay Hồng Tiễn 12 từng xuất hiện trong một triển lãm vũ khí ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2014.
HJ-12 được cho là có sức mạnh tương đương tên lửa Javelin của Mỹ, được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến với chức năng khóa mục tiêu trước khi phóng và tính năng “bắn và quên”.
Tên lửa được phóng lên bầu trời sẽ tự động lao tới tấn công mục tiêu đã định theo phương thẳng đứng, với khả năng xuyên giáp 1.100mm.
Ngoài Javelin của Mỹ, HJ-12 được coi là tên lửa chống tăng đầu tiên có khả năng tấn công mục tiêu như vậy. Tập đoàn Norinco từng tiết lộ có một quốc gia nước ngoài đặt mua mẫu tên lửa chống tăng vác vai HJ-12 vào năm ngoái.
Vài tuần trước, báo cáo do Tập đoàn RAND ở Mỹ công bố, cho thấy phần lớn tiến bộ quân sự của Trung Quốc cho đến nay là kết quả của hành vi thu thập trái phép tài sản trí tuệ, mua lại hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài.
Kết quả là rất nhiều vũ khí Mỹ và Nga bị Trung Quốc làm nhái, nhưng các đặc tính chiến đấu không thể so với bản gốc vì rào cản công nghệ.
Tên lửa chống tăng vác vai Trung Quốc giống hệt vũ khí Mỹ lần đầu tiên lộ diện
Tên lửa chống tăng vác vai do Trung Quốc tự phát triển lần đầu xuất hiện trong biên chế quân đội, được các binh sĩ sử dụng trong một cuộc tập trận gần đây ở Tây Tạng.
Tên lửa vác vai HJ-12 gây chú ý bởi thiết kế và tính năng giống hệt tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. HJ-12 cũng có tính năng “bắn và quên”, có thể tiêu diệt bất cứ xe tăng chủ lực nào, tờ Hoàn Cầu đưa tin.
Gần đây, một lữ đoàn trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Tây Tạng của Trung Quốc tham gia một loạt các cuộc tập trận ở sâu trên cao nguyên.
Một bức ảnh đăng kèm thông tin về cuộc tập trận, cho thấy binh sĩ Trung Quốc vác trên vai tên lửa chống tăng HJ-12.
Đây là lần đầu tiên tên lửa này xuất hiện trong biên chế quân đội Trung Quốc, theo tờ Hoàn Cầu. HJ-12 được cho là nâng cao đáng kể năng lực chống tăng của quân đội Trung Quốc.
Mẫu tên lửa này do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (Norinco) phát triển. HJ-12 hay Hồng Tiễn 12 từng xuất hiện trong một triển lãm vũ khí ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2014.
HJ-12 được cho là có sức mạnh tương đương tên lửa Javelin của Mỹ, được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến với chức năng khóa mục tiêu trước khi phóng và tính năng “bắn và quên”.
Tên lửa được phóng lên bầu trời sẽ tự động lao tới tấn công mục tiêu đã định theo phương thẳng đứng, với khả năng xuyên giáp 1.100mm.
Ngoài Javelin của Mỹ, HJ-12 được coi là tên lửa chống tăng đầu tiên có khả năng tấn công mục tiêu như vậy. Tập đoàn Norinco từng tiết lộ có một quốc gia nước ngoài đặt mua mẫu tên lửa chống tăng vác vai HJ-12 vào năm ngoái.
Vài tuần trước, báo cáo do Tập đoàn RAND ở Mỹ công bố, cho thấy phần lớn tiến bộ quân sự của Trung Quốc cho đến nay là kết quả của hành vi thu thập trái phép tài sản trí tuệ, mua lại hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài.
Kết quả là rất nhiều vũ khí Mỹ và Nga bị Trung Quốc làm nhái, nhưng các đặc tính chiến đấu không thể so với bản gốc vì rào cản công nghệ.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc đã vượt qua thách thức về công nghệ quốc phòng đđể trở thành đối trọng với Mỹ trong vài năm qua, nhưng...