Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine uy lực ra sao?

Giới chức Ukraine ngày 13.4 tuyên bố tên lửa chống hạm của nước này đã đánh trúng tuần dương hạm Mosvka, soái hạm của hạm đội Biển Đen ở ngoài khơi thành phố cảng Odessa.

Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine trong một lần phóng thử nghiệm.

Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine trong một lần phóng thử nghiệm.

Nhiều quan chức Ukraine nói hệ thống tên lửa Neptune, được giấu kỹ ở Odessa, đã hai lần bắn trúng Mosvka, khiến chiến hạm mạnh nhất ở Biển Đen bốc cháy.

Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine, là người đưa ra tuyên bố về vụ tấn công. Maksym Marchenko, lãnh đạo chính quyền địa phương ở Odessa, nói: “Tên lửa Neptune đã gây hư hại nghiêm trọng cho tàu chiến Nga”.

Truyền thông Nga dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng, xác nhận rằng con tàu bị hư hại nặng, nhưng tuyên bố nguyên nhân là do cháy gây nổ kho đạn.

Đây không phải là lần đầu tiên các tàu chiến Nga bị hư hại ở Ukraine. Cuối tháng 3, một tàu tuần tra Nga bị trúng tên lửa chống tăng ở thành phố Mariupol.

So với các tên lửa chống tăng, tên lửa chống hạm Neptune uy lực và tinh vi hơn nhiều. Đối với các lực lượng Nga, đây là vũ khí rất nguy hiểm, tác giả David Axe nhận định trên tạp chí Forbes.

Trước khi cuộc xung đột nổ ra, Ukraine được cho là sở hữu một tổ hợp tên lửa Neptune và có kế hoạch chế tạo thêm vào mùa xuân năm nay.

Kiev phát triển tên lửa chống hạm từ năm 2013, phóng thử lần đầu năm 2018. Tên lửa chống hạm Neptune thực chất là một dạng tên lửa hành trình sử dụng động cơ tuốc bin phản lực, tương tự như tên lửa Kh-35 của Liên Xô.

Tháng 3.2021, quân đội Ukraine tiếp nhận tổ hợp tên lửa Neptune đầu tiên. Một tổ hợp Neptune bao gồm xe phóng mang theo 4 đạn tên lửa, một xe chỉ huy, xe hậu cần và hệ thống radar cơ động Mineral-U với tầm hoạt động 600km.

Nếu quân đội Ukraine thực sự sử dụng tên lửa Neptune đánh trúng soái hạm Nga, điều đó có nghĩa rằng một tổ hợp hoàn chỉnh với đầy đủ hệ thống phụ trợ, hoạt động ngay trên chiến trường mà phía Nga không hề hay biết, theo tác giả David Axe.

Đây là điều đáng ngạc nhiên vì Nga liên tục phóng tên lửa tầm xa phá hủy các hệ thống vũ khí của Ukraine trong suốt hơn 50 ngày diễn ra chiến dịch quân sự.

Để đánh trúng mục tiêu, quân đội Ukraine cũng phải sử dụng nhiều phương tiện trinh sát khác nhau để cung cấp dữ liệu thời gian thực cho tổ hợp tên lửa. Đây là điều không dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể, theo tác giả David Axe.

Tác giả David Axe đánh giá, có khả năng chiến hạm Mosvka bị trúng tên lửa do hạm đội Nga đến nay không hoàn toàn áp chế mạng lưới phòng thủ ven bờ của Ukraine, đặc biệt là tại thành phố cảng Odessa.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận con tàu bị hư hại nặng và thủy thủ đoàn được sơ tán, nhưng không rõ tình trạng cụ thể, cũng như liệu con tàu có còn nguyên vẹn hay không.

Tuần dương hạm Mosvka được coi là kho tên lửa di động trên biển.

Tuần dương hạm Mosvka được coi là kho tên lửa di động trên biển.

Kế hoạch tấn công đổ bộ ở thành phố Odessa vốn đã rất khó thực hiện, nay gần như là điều không thể với tổn thất này, tác giả David Axe đánh giá.

Được đưa vào hoạt động cách đây hơn 40 năm, tuần dương hạm Moskva không phải là tàu chiến mới, nhưng được vũ trang rất mạnh với 16 bệ phóng tên lửa chống hạm P-1000, 64 bệ phóng tên lửa S-300, 40 bệ phóng tên lửa Osa và nhiều vũ khí khác. Tàu cũng có khả năng săn ngầm, phóng ngư lôi và có chỗ chứa trực thăng. 

Moskva được coi là một kho tên lửa di động trên biển, là chiến hạm mạnh nhất với năng lực phòng thủ tốt nhất ở Biển Đen hiện nay. Không có Moskva, các tàu chiến Nga vốn đã dễ bị tổn thương nay lại càng dễ bị đe dọa bởi các đòn tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Ukraine, tác giả David Axe kết luận.

Báo Nga: Nổ lớn khiến tàu chiến mạnh nhất hạm đội Biển Đen hư hại nặng

Tuần dương hạm tên lửa Moskva, soái hạm của hạm đội Biển Đen bị hư hại nặng sau tiếng nổ lớn. Toàn bộ thủy thủ đoàn được sơ tán, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN