Tên lửa bội siêu thanh không thể chống đỡ: Tương quan Trung Quốc, Nga, Mỹ sẽ ra sao?

Tên lửa siêu thanh với khả năng bay vòng quanh Trái đất ở quỹ đạo tầm thấp, trang bị đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu một cách không thể ngăn chặn là trọng tâm trong cuộc chạy đua vũ khí thời hiện đại giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Phương tiện bay siêu thanh quay quanh quỹ đạo Trái đất, chờ cơ hội tấn công. Ảnh minh họa.

Phương tiện bay siêu thanh quay quanh quỹ đạo Trái đất, chờ cơ hội tấn công. Ảnh minh họa.

Kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Iraq, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Nga và Trung Quốc đã tìm ra cách để đánh bại Mỹ và đồng minh. 

Đó là ngăn chặn khả năng tiếp cận chiến trường của Mỹ, từ đó phát triển phương pháp chống tiếp cận/chống xâm nhập. 

Ngăn chặn quân đội Mỹ tiếp cận chiến trường cần một số lượng lớn tên lửa và bệ phóng để đánh bại hệ thống phóng phòng không, hoặc phát triển các vũ khí xuyên thủng hệ thống phòng không của Mỹ.

Tên lửa bội siêu thanh (phân biệt với tên lửa siêu thanh thông thường), có tầm bắn không giới hạn là vũ khí thế hệ mới đáp ứng mục tiêu thứ hai, Seth Cropsey là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hudson và giám đốc Trung tâm Quyền lực Hải quân Mỹ, nói trên tờ Defense News. Ông Cropsey từng là thứ trưởng Bộ Hải quân Mỹ trong chính quyền Tổng thống Ronald Reagan và George H. W. Bush.

Tên lửa siêu thanh chất là tên lửa thông thường, được thiết kế để đưa đưa phương tiện bay siêu thanh (HGV) vào quỹ đạo tầm thấp, giống như cách phóng vệ tinh vào quỹ đạo.

Khác với tên lửa đạn đạo liên lục địa có quỹ đạo tấn công mục tiêu ở pha cuối đã được ấn định sẵn, HGV có thể bay quanh quỹ đạo Trái đất một cách không giới hạn, có thể tùy chỉnh thời điểm và địa điểm xâm nhập bầu khí quyển, từ đó tấn công mục tiêu.

HGV có thể tấn công mục tiêu bằng động năng sẵn có hoặc trang bị đầu đạn hạt nhân. HGV có thể được các đối thủ của Mỹ sử dụng để gây thiệt hại trong một khu vực rộng lớn, hoặc tấn công các mục tiêu cụ thể như nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, căn cứ Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản hoặc trên đảo Guam.

Mỹ hiện cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh với năng lực tương đương vũ khí của NgaTrung Quốc, giúp mở rộng thêm các lựa chọn quân sự, bên cạnh sử dụng oanh tạc cơ tàng hình, tàu chiến và tàu ngầm đắt đỏ hay máy bay không người lái mang vũ khí.

Tháng 5.2020, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump từng nói bóng gió về một loại siêu tên lửa mà Mỹ đang phát triển. "Tôi gọi nó là siêu tên lửa và được biết nó nhanh hơn 17 lần so với tên lửa hiện tại. Nga có loại tên lửa nhanh hơn 5 lần, Trung Quốc đang nghiên cứu loại nhanh hơn 5 hoặc 6 lần, nhưng tên lửa của chúng tôi nhanh hơn 17 lần và nó đã vượt lên rất xa phía trước”, ông Trump nói.

Phương tiện bay siêu thanh trang bị đầu đạn hạt nhân làm thay đổi cán cân sức mạnh hạt nhân vì có khả năng vô hiệu hóa toàn bộ các hệ thống phòng không hiện nay.

Nhưng nguyên tắc răn đe hạt nhân thì vẫn có hiệu quả, theo chuyên gia Cropsey. Nga, Mỹ và Trung Quốc là các quốc gia sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới.

Chỉ cần trang bị các đầu đạn này lên tên lửa đạn đạo liên lục địa và phóng đồng loạt, Nga, Mỹ và Trung Quốc đều có thể khiến quốc gia đối thủ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề, nên các nước này đều kiềm chế sử dụng vũ khí hạt nhân.

Do đó, khả năng Nga hay Trung Quốc sử dụng phương tiện bay siêu thanh thông thường, không trang bị đầu đạn hạt nhân, để chiếm ưu thế trước Mỹ trên chiến trường là điều dễ xảy ra hơn cả.

Mỹ luôn có phương án đối phó với các thách thức trong thời đại mới đến từ Nga và Trung Quốc, có thể là bằng công nghệ, chiến thuật hoặc chiến lược, ông Cropsey nói.

Nhưng nhìn chung, vũ khí bội siêu thanh rất đáng để nghiên cứu và phát triển, vì khả năng răn đe mà nó tạo ra.

Tên lửa siêu thanh TQ bay vòng quanh hành tinh: Mỹ đã biết từ trước?

Trung Quốc được cho là đã thử một loại tên lửa siêu thanh có thể trang bị đầu đạn hạt nhân, tầm bắn không giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Defense News ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN