Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh ngoài không gian để ‘bảo vệ’ Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ của NASA đâm trúng tiểu hành tinh trong sứ mệnh thay đổi quỹ đạo và ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái đất trong tương lai.

Theo hãng tin AP, hôm 26-9, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu vũ trụ thực hiện thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) đã hoàn thành sứ mệnh đâm vào một tiểu hành tinh để bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Vụ va chạm xảy ra lúc 7 giờ 14 chiều 26-9 (giờ Mỹ). Trong sự kiện được phát trực tiếp trên trang chủ cùng nhiều nền tảng mạng xã hội, NASA thông báo: "Tác động đã được xác nhận cho sứ mệnh phòng thủ lần đầu tiên trước mối đe dọa hành tinh".

Tiểu hành tinh mà tàu vũ trụ DART của NASA đâm vào thuộc hệ thống hai tiểu hành tinh, nơi tiểu hành tinh nhỏ bé tên Dimorphos quay quanh tiểu hành tinh lớn hơn tên Didymos, nằm cách Trái Đất gần 11 triệu km.

Tàu vũ trụ DART, to bằng một chiếc xe golf, đâm vào Dimorphos trong khi di chuyển ở tốc độ 22.500km/h. Dù không lớn bằng các tàu thăm dò, nhưng NASA hy vọng trọng lượng 600kg của DART đủ để khiến tiểu hành tinh Dimorphos dài 163m di chuyển nhanh hơn trên quỹ đạo quanh vật chủ.

Hình ảnh tiểu hành tinh Dimorphos được nhìn thấy khi tàu vũ trụ DART bay về phía nó vào ngày 26-9. Ảnh: NASA/AP

Hình ảnh tiểu hành tinh Dimorphos được nhìn thấy khi tàu vũ trụ DART bay về phía nó vào ngày 26-9. Ảnh: NASA/AP

Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ của NASA đâm trúng tiểu hành tinh trong không gian. Sự kiện diễn ra 10 tháng sau khi tàu vũ trụ DART được phóng vào không gian vào ngày 23-11-2021 để thực hiện sứ mệnh đầu tiên của nó.

Nhiệm vụ của sứ mệnh là thử nghiệm kỹ thuật mới của NASA nhằm chủ động thay đổi quỹ đạo quay và quá trình di chuyển của một tiểu hành tinh, ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái đất trong tương lai.

“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên mà chúng ta có khả năng tự bảo vệ mình khỏi một thứ gì đó như một vụ va chạm với tiểu hành tinh nguy hiểm” - Bà Lori Glaze, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA, cho biết.

Hình ảnh tàu vũ trụ DART mất tín hiệu sau khi đâm thành công vào tiểu hành tinh Dimorphos vào ngày 26-9. Ảnh: NASA/AP

Hình ảnh tàu vũ trụ DART mất tín hiệu sau khi đâm thành công vào tiểu hành tinh Dimorphos vào ngày 26-9. Ảnh: NASA/AP

Trước đó, một số nguồn tin cho biết tàu vũ trụ DART, trị giá 330 triệu USD, sẽ lao thẳng vào một tiểu hành tinh nằm cách Ấn Độ Dương 11 triệu km.

DART là nhiệm vụ đầu tiên nhằm giúp các nhà khoa học kiểm tra kỹ thuật "vật va chạm động lực học" để phòng thủ hành tinh: Đâm một tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh nhằm thay đổi quỹ đạo của nó.

Đây là phương pháp cơ bản để bảo vệ Trái đất nếu phát hiện một tiểu hành tinh nguy hiểm khoảng 5 - 10 năm trước thời điểm va chạm thực sự diễn ra. Có ý kiến khẳng định rằng một cú va chạm đúng thời điểm và đúng vị trí có thể ngăn chặn một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất.

NASA gia nhập cuộc ”săn” UFO kỳ bí

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố kế hoạch thành lập một nhóm các nhà khoa học chuyên nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÔI CHƯƠNG ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN