Tàu sân bay Trung Quốc: Chưa đua đã thua
Tuy còn bị Mỹ bỏ xa song tàu sân bay Trung Quốc vẫn là mối lo ngại đáng kể đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực
Trong cuộc họp của giới lãnh đạo cấp cao Công ty Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), hình ảnh mô phỏng trên máy tính về 3 chiếc tàu sân bay được đưa ra. Hai tàu trong số này là Liêu Ninh và Type 001A (tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc), còn chiếc thứ ba lớn hơn được Thời báo Hoàn cầu gọi là "con tàu bí ẩn".
Tham vọng hơn 30 năm
Hình ảnh này xuất hiện đầu tiên trên trang mạng xã hội WeChat của CSIC, sau đó được báo chí Trung Quốc dẫn lại hôm 20-6. Theo Thời báo Hoàn cầu, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc nhiều khả năng đang được đóng ở xưởng Jiangnan Changxingdao tại Thượng Hải.
Trong khi 2 tàu sân bay hiện có sử dụng hệ thống phóng máy bay hoạt động bằng hơi nước theo kiểu nhảy cầu (ski-jump) thì chiếc thứ ba có phần sàn tàu phẳng và dường như có 3 bệ phóng điện từ - vốn chỉ mới xuất hiện trên tàu sân bay đắt giá nhất từ trước tới nay của Mỹ là USS Gerald R.Ford.
Với hệ thống điện từ, nhiều loại máy bay có thể phóng lên từ tàu sân bay nhanh hơn và chứa nhiều nhiên liệu, vũ khí hơn hẳn kiểu "nhảy cầu" (máy bay phải dựa vào sức mạnh của mình khi cất cánh). Chi phí bảo trì thấp hơn cũng là một yếu tố khiến hệ thống phóng điện từ được lên kế hoạch lắp đặt cho các tàu tiếp theo của lớp Ford như USS John F. Kennedy và USS Enterprise, theo đài CNN.
Tàu USS Gerald R. Ford của Mỹ Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Tàu sân bay là "đá tảng" trong tham vọng phát triển quân đội Trung Quốc thành lực lượng tầm cỡ thế giới. Sau hơn 30 năm theo đuổi, tàu sân bay tự đóng đầu tiên của nước này Type 001A đã rời cảng ở TP Đại Liên để thực hiện chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên hôm 13-5 và trở về sau đó 5 ngày.
Con tàu 50.000 tấn này dài 315 m và có thể chở theo khoảng 30 máy bay chiến đấu, theo Tạp chí Nikkei Asian Review. Báo chí Trung Quốc đưa tin Type 001A hoàn tất thử nghiệm thành công và nhiều khả năng được biên chế trước năm 2020.
Tuy nhiên, sau chuyến thử nghiệm, Type 001A ngay lập tức trở lại xưởng cạn. Gọi đây là điều bất thường, trang News.com.au (Úc) tin rằng con tàu gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật. Chỉ hơn 1 tháng sau, giám đốc dự án đóng tàu Type 001A Sun Bo bị tống giam.
Trong thông báo ngắn đêm 16-6, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ông Sun bị điều tra vì "tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp" - cụm từ dùng để chỉ cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, đến ngày 21-6, trang Sputnik (Nga) đưa tin ông Sun bị nghi bán các thông tin mật liên quan đến tàu Liêu Ninh cho Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Nguy cơ lạc hậu
Việc Mỹ quan tâm tới tàu sân bay Trung Quốc cũng không có gì khó hiểu. Theo Tạp chí Foreign Policy (Mỹ), chỉ cần tàu Type 001A đi vào hoạt động, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 thế giới về tàu sân bay, bởi Pháp, Nga, Brazil chỉ có 1 tàu; Anh, Ấn Độ đang đóng tàu thứ hai và Nhật Bản, Úc đi theo hướng tàu sân bay trực thăng.
Với tiềm lực kinh tế khổng lồ - theo báo cáo mới của chính phủ Úc - kinh tế Trung Quốc có thể đạt giá trị 42.000 tỉ USD vào năm 2030 so với 24.000 tỉ USD của Mỹ, Bắc Kinh không đời nào muốn "theo đuôi" cường quốc khác ngay trong khu vực của mình.
Tuy Type 001A chắc chắn tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhưng hầu hết chuyên gia cho rằng công nghệ của nó vẫn lạc hậu và bị đội tàu sân bay Mỹ bỏ xa. Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo 5-6 tàu sân bay trong vòng một thập kỷ tới, bao gồm một số tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng nên nhớ, tất cả 11 tàu sân bay Mỹ hiện đều là tàu hạt nhân.
Tàu Type 001A của Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Muốn vận hành một nhóm tàu sân bay như Mỹ (thường gồm các tàu tuần dương và tàu ngầm chạy bằng năng năng lượng hạt nhân), cần phải nhuần nhuyễn về phối hợp tác chiến cũng như chia sẻ thông tin - kỹ năng mà một nguồn tin thân cận với Hải quân Mỹ ước đoán phải mất cả thế kỷ mới đạt được. Nikkei Asian Review cho biết thêm tàu sân bay Mỹ hiện phóng được máy bay mang vũ khí với tổng trọng lượng từ 20 tấn, còn máy bay chiến đấu Trung Quốc phải "cởi" bớt vũ khí để có thể bật lên từ các bệ "nhảy cầu".
Trong khi Trung Quốc nghiên cứu hệ thống phóng mới với "tàu sân bay bí ẩn thứ ba" thì Mỹ đã triển khai F-35B, loại máy bay chiến đấu có khả năng cất cánh thẳng đứng từ đường băng ngắn và không cần bệ phóng.
Điều đó có nghĩa là các đồng minh đã mua máy bay này của Mỹ chỉ cần sử dụng tàu sân bay cỡ nhỏ, vừa đỡ tốn kém vừa an toàn hơn (tàu sân bay cỡ lớn rất dễ trở thành "mồi" cho tên lửa chống hạm và ngư lôi phóng từ tàu ngầm). Đây chính là hướng đi mà Nhật Bản đang hướng tới với tàu sân bay trực thăng Izumo - chỉ dài 248 m và tổng trọng tải 27.000 tấn, tức chở được hơn 10 chiếc F-35B.
Tuy nhiên, bỏ qua những thua sót so với Mỹ, đội tàu sân bay của Trung Quốc vẫn là vũ khí đáng kể đối với các nước láng giềng nhỏ hơn, nhất là khi nước này có thể đang mong chờ kịch bản Mỹ dần rút khỏi khu vực bởi không kham nổi chi phí duy trì lực lượng quân sự quá lớn tại đây.
Truyền thông Mỹ mới đây tiết lộ việc siêu tàu sân bay USS Ford gặp phải sự cố chết máy giữa biển, đáng chú ý rằng...