Tàu sân bay nội địa TQ: Một bước dấn "đuổi theo" Mỹ?

Trung Quốc ngày 26.4 đã phát đi thông điệp mạnh mẽ bằng việc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên, sau gần 3 năm chế tạo.

Tàu sân bay nội địa TQ: Một bước dấn "đuổi theo" Mỹ? - 1

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên.

Theo National Interest, lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên diễn ra sáng nay tại xưởng đóng tàu Đại Liên, thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.

Tàu sân bay này mang tên Sơn Đông, nhưng hiện mới chỉ được ký hiệu là 001A. Con tàu dự kiến sẽ chính thức được bàn giao cho hải quân vào năm 2020. Trung Quốc vẫn cần phải kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị, cũng như diễn tập quân sự trên tàu sân bay mới.

Mặc dù tàu sân bay Type-001A của Trung Quốc chưa thể tham gia chiến đấu, nhưng quá trình hạ thủy ngày 26.4 “cho thấy bước tiến lớn trong việc thiết kế và chế tạo tàu sân bay”. “Tàu sân bay vẫn là một trong những thứ vũ khí mạnh nhất và hoạt động rộng khắp trên biển”, quân đội Trung Quốc tuyên bố.

Tàu sân bay Trung Quốc đóng mới vẫn dựa trên thiết kế cũ của tàu sân bay Liêu Ninh. Cụ thể, Type-001A có đường băng kiểu "nhảy cầu" với phần mũi dốc lên khoảng 12 độ. Đoạn dốc lên này cho phép máy bay có thêm thời gian để tăng tốc.

Máy bay cất cánh kiểu "nhảy cầu" tồn tại khá nhiều nhược điểm. Các chiến đấu cơ không thể mang theo lượng vũ khí và nhiên liệu tối đa vì cần phải giảm bớt trọng lượng để có thể cất cánh trên đường băng ngắn.

Tàu sân bay nội địa TQ: Một bước dấn "đuổi theo" Mỹ? - 2

Tàu sân bay Type-001A trải qua quá trình chế tạo gần 3 năm.

Vì chỉ có một đường băng nên các máy bay phải cất cánh lần lượt từng chiếc một, gây ra không ít khó khăn nếu tàu sân bay rơi vào tình huống chiến đấu khẩn cấp.

National Interest đánh giá, tàu sân bay Trung Quốc chưa sánh với các phiên bản của Mỹ, nhưng đây lại là loại vũ khí mạnh mẽ vào không một quốc gia nào ở châu Á hiện có, ngoài Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Quốc đã phô trương biểu tượng sức mạnh mới.

“Với tàu sân bay nội địa đầu tiên, Trung Quốc đang gửi thông điệp rằng họ không có đối thủ so với các quốc gia khác ở châu Á”, Patrick M. Cronin, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới ở Washington nói.

Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là xây dựng hạm đội hải quân hoạt động ở vùng biển xa bờ, sở hữu sức mạnh toàn cầu giống như Mỹ. Các nhà quan sát đánh giá, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển theo chiến lược này với tốc độ chóng mặt.

“Ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc sẽ giúp cho hải quân nước này trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2020”, Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia am hiểu về hải quân Trung Quốc nói.

Tàu sân bay nội địa TQ: Một bước dấn "đuổi theo" Mỹ? - 3

Tàu sân bay nội địa Trung Quốc khá giống với mẫu tàu Liêu Ninh trước đó.

“Với xu hướng như hiện tại, hạm đội tác chiến Trung Quốc sẽ có năng lực chiến đấu ngang hạm đội Mỹ vào năm 2030”, ông Erickson nhận định.

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng đánh giá tương lai sáng sủa đối với chương trình phát triển tàu sân bay.

Chuyên gia Cao Weidong giải thích, Trung Quốc ít nhất 2 tàu sân bay để đối trọng với lực lượng hải quân các quốc gia trên thế giới. Hải quân Trung Quốc cũng đang chuyển hướng sang phát triển tàu sân bay hạt nhân, nâng cao hiệu suất và năng lực chiến đấu, ông Cao nói trên CCTV.

Yin Zhuo, một chuyên gia quân sự khác nhận định, Trung Quốc sẽ cần đến hạm đội tàu sân bay ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Ông Yin nói, ở mỗi vùng biển, Bắc Kinh sẽ cần có ít nhất 3 tàu sân bay.

Hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có theo đuổi hướng phát triển tham vọng này hay không, nhưng Bắc Kinh chắc chắn muốn đóng thêm nhiều tàu sân bay khác. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đóng thêm các tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu hỗ trợ để hộ tống tàu sân bay mới.

Điểm yếu chết người của đội tàu sân bay Mỹ áp sát Triều Tiên

454 quả tên lửa hành trình Tomahawk mà đội tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Mỹ đem đến áp sát Triều Tiên là một kho vũ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN