Tàu ngầm hạt nhân Nga áp đảo tàu ngầm Anh ở ngay sân sau của đối phương

Các tàu ngầm hạt nhân Anh đang hoàn toàn lép vế khi tàu ngầm Nga tiến vào vùng biển Bắc Đại Tây Dương một cách áp đảo hoàn toàn.

Tàu ngầm hạt nhân nặng 25.000 tấn, lớn nhất thế giới của Nga hướng ra biển Barents.

Tàu ngầm hạt nhân nặng 25.000 tấn, lớn nhất thế giới của Nga hướng ra biển Barents.

Sự xuất hiện của các tàu ngầm hạt nhân Nga ở vùng biển từng do hải quân Anh và Mỹ kiểm soát được coi là chiến thuật leo thang Chiến tranh Lạnh mới của Moscow, các chuyên gia quân sự cho biết, theo Daily Mail.

Đô đốc hải quân Anh Tony Radakin xác nhận “Nga đang hoạt động ở Đại Tây Dương – sân sau của Anh – lớn hơn nhiều so với giai đoạn 30 năm qua”. Đô đốc Radakin cũng cảnh báo Trung Quốc cũng sẽ sớm tạo ra mối đe dọa ở vùng biển gần Anh.

Các nguồn tin của hải quân Anh cho biết, các tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, trang bị công nghệ tàng hình mới nhất, đang hoạt động ở ngay ngoài khơi Anh.

Mối đe dọa trên xuất hiện cùng thời điểm Nga khôi phục lại căn cứ tên lửa ở Bắc cực, chuẩn bị cho đợt phóng tên lửa hành trình hạt nhân mới.

Nguồn tin cho biết: “Chưa bao giờ tàu ngầm Nga xuất hiện đông đảo ở Bắc Đại Tây Dương đến vậy. Hành động này gây leo thang và đe dọa nguy hiểm”.

“Mỗi khi một tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh tuần tra ở vùng biển này, Nga lại điều 2-3 tàu ngầm đối phó. Điều mà trước đây chưa từng thấy”, nguồn tin cho biết.

“Tình hình đang trở nên hết sức căng thẳng, đặc biệt khi hải quân Anh không thể nắm rõ vị trí của tàu ngầm Nga. Cần thông báo cho chính phủ để bàn kế hoạch đối phó trước khi quá muộn”, nguồn tin nói thêm.

Đô đốc hải quân Anh Tony Radakin.

Đô đốc hải quân Anh Tony Radakin.

Khu vực xảy ra căng thẳng giữa Anh và Nga gần đây là vùng biển nằm giữa Greenland, Iceland và Anh. Đây là vùng biển hẹp đóng vai trò chiến lược, là nơi nếu tàu ngầm đi qua phải thông báo cho lực lượng hải quân các nước liên quan.

Nhưng thời gian qua, các tàu ngầm hạt nhân Nga âm thầm đi qua khu vực mà không hề thông báo, hướng đến vùng biển ngoài khơi Anh.

Chuẩn Đô đốc Chris Parry nói: “Chúng ta đang đối mặt lựa chọn khó khăn. Để bảo vệ nước Anh khỏi các cuộc xung đột tiềm tàng, chúng ta cần đầu tư vào năng lực chống ngầm, đầu tư công nghệ hiện đại. Chúng ta đang tụt hậu trong lĩnh vực này”.

Cuối cùng, Đô đốc Radakin nói hiện tượng ấm lên toàn cầu, khiến băng ở Bắc Cực tan nhanh là cơ hội để Trung Quốc đưa tàu ngầm vòng qua Bắc Cực, từ đó có thể đe dọa Anh.

“Cách dễ dàng nhất để hải quân Trung Quốc đưa tàu đến Đại Tây Dương là đi men theo vùng ven biển Nga, qua Bắc Cực”, Đô đốc Radakin nói.

Nguồn: [Link nguồn]

3 tàu khu trục Mỹ lần đầu tiến vào “sân sau” của Nga sau 3 thập kỷ

Hải quân Mỹ hôm 4.5 đã đưa 3 tàu khu trục tên lửa đến Biển Barents, ngoài khơi khu vực bờ biển Bắc cực của Nga, đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN