Tàu ngầm Anh suýt bị tên lửa hạt nhân 58 tấn phóng hỏng rơi trúng: Hé lộ nguyên nhân

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Vụ phóng tên lửa hạt nhân Trident trị giá 21 triệu USD thất bại được xem là đòn giáng mạnh vào năng lực răn đe hạt nhân của Anh, theo Daily Mail.

Tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh có thể mang theo tối đa 16 tên lửa Trident II.

Tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh có thể mang theo tối đa 16 tên lửa Trident II.

Vụ việc được mô tả "tệ hơn cả sự xấu hổ" sau khi được truyền thông Anh tiết lộ hôm 20/2. Sự cố xảy ra khi tàu ngầm HMS Vanguard của Anh phóng thử tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II ở khu vực ngoài khơi Florida, Mỹ. 

Tên lửa được tàu ngầm đẩy lên trời thành công từ dưới biển. Nhưng động cơ không được kích hoạt và tên lửa nặng 58 tấn rơi xuống biển ngay bên cạnh tàu HMS Vanguard. Tên lửa sau đó chìm xuống biển.

Ở thời điểm xảy ra sự cố, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps và Đô đốc Ben Key, tư lệnh hải quân Anh, có mặt trên tàu HMS Vanguard.

Giới chức Anh giải thích nguyên nhân sự cố là do thiết bị thử nghiệm được gắn vào tên lửa, dẫn đến hệ thống kích hoạt động cơ không hoạt động. Nếu tên lửa thực sự được phóng trong xung đột, vấn đề này sẽ không xảy ra do không có thiết bị thử nghiệm, giới chức Anh nói, theo Daily Mail.

Trident II là tên lửa hạt nhân chủ lực của hải quân Anh và Mỹ.

Trident II là tên lửa hạt nhân chủ lực của hải quân Anh và Mỹ.

Một nguồn tin quốc phòng Anh cũng khẳng định: "Chúng tôi đảm bảo tên lửa sẽ được phóng thành công trong tình huống thực tế cần đến. Chắc chắn là như vậy".

"'Vấn đề chỉ xảy ra trong quá trình thử nghiệm và sẽ không lặp lại trong trường hợp thực sự cần phóng tên lửa Trident", nguồn tin nói thêm.

Nhưng một cựu tư lệnh hải quân Anh nói trên Daily Mail: "Bộ Quốc phòng Anh nói sự việc chỉ xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Tôi tin họ nhưng lời giải thích của họ là chưa thỏa đáng. Hải quân Anh đang gặp rất nhiều vấn đề".

Đại tá Richard Kemp, cựu chỉ huy quân đội Anh, nói: "Điều này còn tệ hơn cả sự xấu hổ. Năng lực răn đe hạt nhân của Anh đang bị tổn hại đáng kể".

Theo ông Kemp, năng lực răn đe thông thường của Anh đã không còn hiệu quả do quy mô quân đội ngày càng thu hẹp. Sau sự cố trên, năng lực răn đe hạt nhân của Anh cũng bị đặt dấu hỏi.

Cựu Tư lệnh quân đội Anh Lord Dannatt nhận định, lẽ ra sai sót không được phép xảy ra tại một sự kiện có các quan chức cấp cao tham dự. Tên lửa Trident không thường xuyên được Anh phóng thử nghiệm và mỗi lần phóng sẽ tiêu tốn 21 triệu USD.

Hôm 20/2, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps xác nhận có sự cố từng xảy ra với tên lửa hạt nhân Trident II. Nhưng ông Shapps nói vụ việc là "bất thường" và khẳng định Anh vẫn có đủ năng lực răn đe hạt nhân.

Trong thư gửi các nghị sĩ Quốc hội, ông Shapps viết: "Đây là sự cố bất thường hiếm hoi, không ảnh hưởng đến sự tin cậy của tên lửa Trident cũng như năng lực của thủy thủ đoàn tàu ngầm. Không có dấu hiệu cho thấy khả năng răn đe hạt nhân của Anh bị ảnh hưởng".

Tuy nhiên, ông Shapps không thể trả lời câu hỏi lần cuối Anh phóng thử thành công tên lửa Trident II là khi nào, theo Daily Mail.

Nga được cho là đã lần đầu sử dụng tên lửa “bất khả chiến bại” Zircon trong xung đột ở Ukraine, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Kiev gần đây cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN