Tàu khu trục Mỹ áp sát căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Viễn Đông
Một tàu khu trục Mỹ tiến vào khu vực ngoài khơi Nga, gần căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok.
Tàu khu trục tên lửa Mỹ USS McCampbell.
Theo RT, đây là lần đầu tiên một tàu chiến Mỹ hiện diện ở khu vực kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Một tàu chiến khác dự kiến sẽ sớm xuất hiện ở Biển Đen, một trong những điểm nóng căng thẳng giữa Nga-Ukraine hiện nay.
USS MCCampbell (DDG-85) tiến vào vùng lân cận của Vịnh Peter Đại đế, “thách thức chủ quyền phi lý của Nga và khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật biển”, Rachel McMarr, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, nói.
Hải quân Mỹ gọi đây là hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP). Lần cuối cùng có hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực này là vào năm 1987.
“Mỹ sẽ bay, tiến vào vùng biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, McMarr nói thêm. “Đó là sự thật ở biển Nhật Bản và những nơi khác”.
Vị trí Vịnh Peter Đại đế trên bản đồ.
Vịnh Peter Đại đế được đặt tên theo vị hoàng đế đầu tiên của Nga và là nơi có Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đóng quân. Sự xuất hiện của tàu Mỹ trong khu vực được so sánh với tàu do thám Nga hiện diện ở ngoài khơi San Diego, California hoặc Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Washington không công nhận chủ quyền Nga đối với khu vực biển Nhật Bản. Nga và Nhật Bản hiện vẫn còn tranh chấp nhiều hòn đảo trong khu vực.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc điều tàu chiến đến khu vực Biển Đen, qua eo biển Bosporus. Điều luật ký năm 1936 yêu cầu các tàu chiến đi qua vùng biển này phải thông báo trước 15 ngày. Các tàu chiến nước ngoài cũng không được hiện diện ở Biển Đen quá 21 ngày. Lần gần đây nhất tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen là hồi tháng 10.
Đây được coi là động thái đáp trả của Mỹ khi lực lượng tuần duyên Nga bắt 3 tàu hải quân Ukraine ở eo biển Kerch nằm giữa biển Azov và Biển Đen.
Siêu hạm USS Zumwalt Mỹ với khả năng tác chiến độc lập, được cho là sẽ chiếm ưu thế vượt trội hơn tàu khu trục Type...