Tàu hải cảnh TQ xua đuổi tàu Nhật Bản: Đòn “nắn gân” ông Biden?

Liên tiếp trong các ngày 20 và 21.2, Trung Quốc điều tàu hải cảnh đi vào lãnh hải của Nhật Bản, áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Tàu hải cảnh Trung Quốc còn xua đuổi tàu cá Nhật Bản lại gần, theo SCMP.

Tàu hải cảnh Trung Quốc đang tuần tra (ảnh: SCMP)

Tàu hải cảnh Trung Quốc đang tuần tra (ảnh: SCMP)

Theo các chuyên gia, động thái mới nhất cho thấy Trung Quốc muốn gia tăng sức ép lên cả Nhật Bản và Mỹ về vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm 22.2, Nhật Bản triển khai lực lượng tuần duyên nhằm đảm bảo các tàu cá nước này có thể hoạt động bình thường và cảnh báo tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải.

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, họ phát hiện 2 tàu Trung Quốc ở khu vực tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản. Một trong hai tàu trên được trang bị pháo lớn.

Giữa tháng 2 năm nay, Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh sau sự cố mà Tokyo cho là “không thể chấp nhận được” khi tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tàu cá gần Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

James Brown – chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Temple (Nhật Bản) – cho rằng, căng thẳng Trung – Nhật có thể leo thang nghiêm trọng khi Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.

“Bước tiếp theo sau khi xua đuổi là Trung Quốc có thể bắt giữ một tàu cá hoặc ngư dân Nhật Bản hoạt động gần quần đảo tranh chấp”, ông Brown lo ngại.

Go Ito – chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji – không tin hải cảnh Trung Quốc dám bắt giữ tàu cá hoặc ngư dân Nhật Bản vào thời điểm này.

“Tổng thống Biden mới nhậm chức và rất có thể Trung Quốc chỉ đang muốn kiểm tra phản ứng của Mỹ sau các hành động khiêu khích vừa rồi”, ông Ito nói.

Mỹ cần thể hiện sự ủng hộ với đồng minh Nhật Bản ngay lúc này, theo chuyên gia (ảnh: Asia Times)

Mỹ cần thể hiện sự ủng hộ với đồng minh Nhật Bản ngay lúc này, theo chuyên gia (ảnh: Asia Times)

Theo ông Ito, việc Mỹ thể hiện quan hệ đồng minh gắn kết với Nhật Bản vào lúc này là rất quan trọng. Trong năm 2021, Trung Quốc có thể có nhiều hành động “gây hấn” gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hơn.

Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã 9 lần điều tàu áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trên thực tế, Nhật Bản là bên đang kiểm soát quần đảo này.

“Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật lát cắt salami với Nhật Bản. Họ muốn cho người ta thấy rằng Nhật Bản đang mất dần khả năng kiểm soát Senkaku. Tôi lo ngại rằng Nhật Bản dường như đang thực sự để điều đó xảy ra”, ông Ito nhận xét.

“Tokyo không nên lãng phí thời gian để trích dẫn những lời hứa bảo vệ của Mỹ nữa. Chính quyền của ông Biden đã hứa và Bắc Kinh muốn biết Mỹ có giữ lời hay không. Vài tháng tới, các tàu Trung Quốc có thể xuất hiện ngày một nhiều”, ông Ito nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Ly kỳ chuyện ông Biden đột nhập vào Điện Capitol rồi bị cảnh sát bắt

Ông Biden từng đột nhập trái phép vào trụ sở Quốc hội Mỹ rồi bị cảnh sát bắt giữ không hề là câu chuyện hư cấu....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN