Tàu chiến Trung Quốc đụng độ tàu chiến Mỹ ở biển Đông

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Trung Quốc nói vừa triển khai một số tàu chiến đối đầu và đuổi tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ trên biển Đông.

Tàu khu trục HMAS Parramatta lớp Anzac (Úc, trái), tàu đổ bộ tấn công USS America, tàu khu trục USS Bunker Hill lớp Ticonderoga, tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke (Mỹ) tập trận trên biển Đông. Ảnh: SPUTNIK

Tàu khu trục HMAS Parramatta lớp Anzac (Úc, trái), tàu đổ bộ tấn công USS America, tàu khu trục USS Bunker Hill lớp Ticonderoga, tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke (Mỹ) tập trận trên biển Đông. Ảnh: SPUTNIK

Hãng tin Sputnik tối 28-4 đưa tin vừa xảy ra sự việc một số tàu chiến Trung Quốc đụng độ một tàu hải quân Mỹ ở biển Đông.

Cụ thể, theo thông tin từ Thời báo Hoàn cầu, trong ngày 28-4 Hải quân Trung Quốc đã triển khai một số tàu chiến “đuổi một tàu chiến Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam mà nước này đang chiếm đóng trái phép - PV) ở biển Đông, trong bối cảnh động thái của phía Mỹ có thể dễ dàng gây tai nạn”.

Nói với Thời báo Hoàn cầu, đại tá Li Huamin – người phát ngôn Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc mạnh miệng chỉ trích Mỹ, kêu gọi Mỹ lo tập trung vào cuộc chiến chống COVID-19 thay vì đi gây rối.

“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tập trung vào ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh trên đất nước mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào cuộc chiến chống dịch của quốc tế và ngưng ngay lập tức các hành động quân sự đi ngược lại an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực” – ông Li mạnh miệng.

Máy bay chiến đấu J-25 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX

Máy bay chiến đấu J-25 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX

Báo South China Morning Post dẫn phát ngôn của ông Li trên tài khoản WeChat cáo buộc “các hành động khiêu khích này từ phía Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền lợi an ninh của Trung Quốc, cố tình gia tăng rủi ro an ninh khu vực và có thể dễ dàng dẫn tới sự cố không lường trước”. Ông Li còn nói hành động này từ phía Mỹ “không phù hợp với việc cộng đồng quốc tế đang chiến đấu với đại dịch cũng như không phù hợp với hòa bình và ổn định khu vực”.

Ông Li nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Hải quân Mỹ đã triển khai các lực lượng trên biển và trên không theo dõi tàu chiến Mỹ sau khi con tàu này “xâm phạm lãnh hải” mình, phát cảnh báo yêu cầu tàu Mỹ rời đi cho đến khi Mỹ hành động theo.

Tàu chiến Mỹ mà ông Li nói tới là tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường. USS Barry thuộc biên chế Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ hỗ trợ an ninh và ổn định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo Sputnik.

Tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Ảnh: SPUTNIK

Tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Ảnh: SPUTNIK

Vài ngày trước tàu USS Barry đã đi qua eo biển Đài Loan và đến biển Đông, tham gia tập trận cùng tàu khu trục USS Bunker Hill lớp Ticonderoga (Mỹ) mang tên lửa dẫn đường, tàu đổ bộ tấn công USS America (Mỹ) và tàu khu trục HMAS Parramatta lớp Anzac mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoàng gia Úc.

Cuộc tập trận của đội tàu này “bao gồm tập trận bắn đạn thật phối hợp, các chiến dịch trực thăng phối hợp, diễn tập bảo vệ tàu nhỏ, phối hợp chỉ huy và kiểm soát”, theo thông báo của Hải quân Mỹ ngày 22-4.

Đội tàu Mỹ-Úc di chuyển đến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 28-4.

Hình ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố cho thấy Trung Quốc đã cải tạo trái phép Đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Hình ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố cho thấy Trung Quốc đã cải tạo trái phép Đá Chữ Thập của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Chiến dịch tuần tra và tập trận ở biển Đông của các tàu này thuộc chiến dịch FONOPS (Giám sát tự do hàng hải) của Bộ Quốc phòng Mỹ.

“Bằng cách thực hiện chiến dịch này, Mỹ chứng minh rằng các vùng biển này nằm ngoài cái Trung Quốc có thể hợp pháp tuyên bố là lãnh hải của mình, và việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền cả các đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa là không phù hợp với luật pháp quốc tế” – một người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ nói với đài CNN ngày 28-4.

Biển Đông: Trung Quốc đừng mong dùng ‘cơ bắp’ dọa nước khác

Dù cải cách quân đội nhiều năm qua nhưng thay vì sử dụng cho mục đích chính nghĩa, Bắc Kinh đang chuyển đi các thông điệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐĂNG KHOA ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN