Tàu chiến Mỹ cùng tiêm kích F-35 cách nơi tàu TQ hoạt động ở Biển Đông bao xa?

Các chiến hạm Mỹ hiện đang có mặt ở khu vực Biển Đông, bao gồm một tàu đổ bộ USS America mang theo các tiêm kích tàng hình F-35B.

Tàu đổ bộ USS America mang theo tiêm kích tàng hình F-35B tiến vào Biển Đông. Ảnh chụp ngày 18.4.

Tàu đổ bộ USS America mang theo tiêm kích tàng hình F-35B tiến vào Biển Đông. Ảnh chụp ngày 18.4.

Tờ Stars and Stripes trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 21.4 đăng tải thông tin các chiến hạm Mỹ tiến vào Biển Đông, tiếp tục thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực. 

Hải quân Mỹ chia sẻ hình ảnh 3 chiến hạm hoạt động ở Biển Đông, bao gồm tàu đổ bộ USS America, tuần dương hạm USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry. Các tàu này thực hiện sứ mệnh thúc đẩy an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý nhất trong nhóm 3 tàu chiến là tàu đổ bộ USS America. Tàu có thể đóng vai trò như một tàu sân bay thu nhỏ của hải quân Mỹ, mang theo tối đa 20 tiêm kích tàng hình F-35B, máy bay quân sự MV-22B Osprey và trực thăng CH-53, theo Daily Mail.

Bức ảnh đăng tải trên tờ Stars and Stripes cho thấy ít nhất 5 tiêm kích tàng hình F-35B trên boong tàu USS America khi con tàu tiến vào Biển Đông.

Tàu đổ bộ USS America và các tàu chiến Mỹ đã hướng về phía tàu thăm dò dầu khí West Capella của Malaysia từ hôm 19.4. Đến ngày 21.4, tàu USS America còn cách tàu West Capella khoảng 60 hải lý (khoảng 110km), Stars and Stripes dẫn hình ảnh vệ tinh cho biết.

Hải quân Mỹ thông báo 3 tàu chiến hoạt động ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ thông báo 3 tàu chiến hoạt động ở Biển Đông.

Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc và các tàu hộ tống đã tiếp cận tàu West Capella từ hôm 17.4, ở khu vực Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, Nicole Schwegman, cho biết sự hiện diện và hoạt động liên tục ở Biển Đông giúp Mỹ thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không cùng các nguyên tắc quốc tế làm nền tảng cho an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các hoạt động thúc đẩy tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, theo Stars and Stripes.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 18.4 đã bày tỏ lo ngại về "hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của nước khác trên Biển Đông.

Trung Quốc sẽ trắng tay vì muốn độc chiếm biển Đông

Trung Quốc hiện đang muốn lợi dụng tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 để đẩy nhanh kế hoạch độc chiếm biển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Star and Stripes ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN