Tàu chiến duy nhất trên thế giới từng bị tàu ngầm hạt nhân đánh chìm

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Một tàu chiến do Mỹ sản xuất từng sống sót qua trận đánh Trân Châu Cảng,  tham gia vô số chiến dịch ở Thái Bình Dương, cuối cùng bị tàu ngầm hạt nhân đánh chìm sau đó 41 năm.

Các tàu chiến Anh đã gây thiệt hại nặng cho hải quân  Argentina trong cuộc chiến Falklands năm 1982.

Các tàu chiến Anh đã gây thiệt hại nặng cho hải quân  Argentina trong cuộc chiến Falklands năm 1982.

Theo National Interest, USS Phoenix là tàu tuần dương hạng nhẹ thứ 5 thuộc lớp Brooklyn. Tàu được chế tạo với những giới hạn theo Hiệp ước hải quân London năm 1930.

Từng tham gia Thế chiến 2

USS Phoenix có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 180 mét, tốc độ tối đa 60km/giờ. Tàu được vũ trang bằng 15 pháo hạm cỡ nòng 150mm, 8 pháo phòng không 130mm và 8 khẩu súng máy 13mm, cùng các tổ hợp  pháo phòng không 40mm và 20mm

Theo triết lý chiến tranh của Mỹ vào giai đoạn đầu Thế chiến 2, tàu tuần dương hạng nhẹ có nhiệm vụ ngăn tàu khu trục đối phương tiếp cận gần hạm đội. Tàu tuần dương hạng nhẹ chỉ có pháo hạm 150mm nhưng nạp đạn nhanh hơn tàu tuần dương hạng nặng trang bị pháo hạm 200mm.

Được hạ thủy năm 1935 và được đưa vào chiến đấu năm 1938, tàu USS Phoenix hiện diện ở Trân Châu Cảng khi người Nhật tung đòn đánh úp và may mắn còn nguyên vẹn.

Tàu USS Phoenix đã tham gia chiến đấu chống Nhật trong Thế chiến 2.

Tàu USS Phoenix đã tham gia chiến đấu chống Nhật trong Thế chiến 2.

Đến chiều cùng ngày, USS Phoenix tham gia nhóm tác chiến săn tìm hạm đội Nhật. Năm 1942, tàu tham gia chiến đấu ở vùng biển Nam Thái Bình Dương, ngăn Nhật chiếm đóng các thuộc địa thuộc công ty Đông Ấn Hà Lan.

Sau quãng thời gian trải qua nâng cấp, năm 1943, tàu tham gia chiến dịch giải phóng Philippines, góp phần vào việc phá hủy thiết giáp hạm HIJMS Yamashiro của Nhật.

Trong quãng thời gian còn lại trong Thế chiến 2, tàu hầu như chỉ đóng vai trò hộ tống. Năm 1951, USS Phoenix được bán cho Argentina, đổi tên thành Diecisiete de Octubre.

Ngoài Argentina mua hai tàu lớp Brooklyn, Chile cũng mua 2 và Brazil mua 1. Năm 1956, Diecisiete de Octubre được đổi tên thành "tướng Belgrano", sau khi  Argentina giành được độc lập. Năm 1968, tàu được hiện đại hóa bằng hai bệ phóng tên lửa Sea Cat do Anh sản xuất.

Bị đánh chìm bởi tàu ngầm hạt nhân

Năm 1982, Chiến tranh Falkland giữa Argentina và Anh nổ ra. Tàu tham gia vào nhóm tàu chiến Argentina nghênh chiến hạm đội Anh. 15 khẩu pháo chính 150mm vẫn tạo ra mối đe dọa nhất định trong khi giáp vẫn có thể chống đỡ được tên lửa.

Tàu ngàm hạt nhân HMS Conqueror của hải quân Anh.

Tàu ngàm hạt nhân HMS Conqueror của hải quân Anh.

Điểm yếu lớn nhất của tàu "tướng Belgrano" là gần như không có khả năng phòng không và săn ngầm. Kết quả là tàu bị tàu ngầm hạt nhân HMS Conqueror của Anh phát hiện.

3 ngày sau, HMS Conqueror vào vị trí chiến đấu, phóng 3 ngư lôi thông thường nhằm vào tàu "tướng Belgrano". Hai trong số 3 ngư lôi đánh trúng mục tiêu.

Bị trúng đòn chí mạng, tàu bị lật nghiêng và chìm sau 30 phút. 770 thủy thủ được giải cứu và 323 người thiệt mạng.  Kết quả điều tra sau này phát hiện một tàu khu trục khác của Argentina cũng trúng ngư lôi tàu ngầm hạt nhân Anh, nhưng không phát nổ.

Phía Argentina đã phản ứng mạnh mẽ trước động thái đánh chìm tàu chiến của Anh, cho rằng tàu đang rời xa hạm đội Anh và không ở trong tình trạng chiến đấu. Người Anh cho rằng tàu chỉ đơn giản là đang thay đổi vị trí nên vẫn là mục tiêu cần phải tiêu diệt.

Cho đến ngày nay USS Phoenix vẫn là tàu chiến duy nhất từng bị một tàu ngầm hạt nhân đánh chìm.

Thứ vũ khí rẻ gấp 20.000 lần gây ác mộng với tàu ngầm hạt nhân uy lực 3 tỉ USD

Báo cáo của viện nghiên cứu ở Anh cho rằng mạng lưới các thiết bị lặn không người lái tinh vi có thể đánh bại khả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN