Tàu chiến Ấn Độ - Nhật Bản tập trận chung: Lời cảnh báo tới Trung Quốc
Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn. Nhật Bản cũng là một trong số ít các quốc gia công khai ủng hộ Ấn Độ trong cuộc đụng độ Doklam (2017).
Các tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản tham gia tập trận ở Ấn Độ Dương giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng. Ảnh: Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản
Tờ Hindustan Times hôm 29/6 đưa tin, cuộc tập trận chung giữa các tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ diễn ra hồi cuối tuần trước tại Ấn Độ Dương.
Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản mô tả cuộc diễn tập được thiết lập để "thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau" và bao gồm 4 tàu chiến chia đều cho mỗi bên. Phía Ấn Độ có sự góp mặt của tàu chiến INS Rana và INS Kulush, trong khi Nhật Bản cử các tàu JS Kashima và JS Shimayuki tham gia tập trận.
"Chúng tôi đã sử dụng các bài tập cho giao tiếp chiến lược. Lực lượng hải quân 2 nước không tập trung vào chiến đấu mà chủ yếu là cách thức trao đổi thông tin.
Chúng tôi cần phải giữ quan hệ với những người bạn và Trung Quốc hiểu rằng sẽ không tranh khỏi leo thang căng thẳng nếu có hành động nhắm tới Nhật Bản và Mỹ", Phó đô đốc Pradeep Chauhan, người đứng đầu Tổ chức hàng hải quốc gia Ấn Độ, cho biết.
Hải quân Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những đối tác chính của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản
Đại sứ quán Nhật Bản tại New Delhi cho biết đây là lần tập trận thứ 15 giữa 2 bên diễn ra trong 3 năm.
"Nội dung của cuộc tập trận này là huấn luyện chiến thuật và trao đổi thông tin tác chiến", Toshihide Ando, phát ngôn viên đại sứ quán Nhật Bản tại Ấn Độ, cho hay.
Hải quân Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những đối tác chính của Hải quân Ấn Độ. Các tàu hải quân Ấn Độ tham gia tập trận Malabar không chỉ với Nhật Bản mà còn cả lực lượng của Mỹ. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ gia tăng sau vụ đụng độ chết chóc nhất trong hơn 4 thập kỷ tại Ladakh.
Phó đô đốc Chauhan nhấn mạnh các cuộc tập trận kiểu này như một lời "cảnh báo" tới Trung Quốc rằng quân đội Ấn Độ có thể nhanh chóng ngăn chặn thế chủ động của vũ khí hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Trong quá khứ, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia công khai ủng hộ Ấn Độ trong cuộc đụng độ Doklam với Trung Quốc. Trong lần xung đột mới nhất ở Ladakh, Tokyo cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới Ấn Độ sau vụ 20 quân nhân nước này thiệt mạng.
Nguồn: [Link nguồn]
Để đối phó với hoạt động gần đây của các chiến đấu cơ Trung Quốc, Ấn Độ đã triển khai hệ thống tên lửa tới...