Tập trận rầm rộ ở Baltic, Nga-Trung lập liên minh quân sự?

Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tập trận hải quân rầm rộ trên biển Baltic, dấu hiệu cho thấy liên minh quân sự ngày càng được thắt chặt giữa hai nước.

Tập trận rầm rộ ở Baltic, Nga-Trung lập liên minh quân sự? - 1

Tàu chiến Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận với Nga.

Theo National Interest, đối với hải quân Trung Quốc, cuộc tập trận Hợp tác Hàng hải 2017 là cơ hội để khẳng định sức mạnh quân sự cũng như thể hiện sự ủng hộ đối với đối tác chiến lược.

Đối với Nga, cuộc tập trận là thông điệp khẳng định Moscow vẫn còn bạn bè dù bị phương Tây cô lập.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mối quan hệ giữa hai nước, các tàu chiến của Trung Quốc tới thăm hải cảng Baltiysk”, Roman Martov, quan chức thuộc Hạm đội Baltic Nga nói.

Trung Quốc đưa đến cuộc tập trận tàu khu trục tên lửa Type 052D hiện đại nhất, tàu hộ vệ Type 054A Yuncheng và tàu hậu cần Type 903A Luoma Lake. Góp mặt trong cuộc tập trận bên phía Nga bao gồm ácc tàu hộ tống hiện đại Project 20380 lớp Steregushchy và Boiky, trực thăng chống ngầm (ASW) Kamov Ka-27 Helix và máy bay ném bom Sukhoi Su-24 Fencer.

Cuộc tập trận thể hiện mối quan hệ đối tác thân thiết Nga-Trung Quốc nhưng chưa thể hình thành nên liên minh quân sự hai nước, giới phân tích nhận định.

“Một liên minh đúng nghĩa cần phải được cam kết bằng văn bản trong việc hỗ trợ quân sự lẫn nhau. Mức độ hợp tác quốc phòng và chính trị hiện tại chỉ mới là một phần trong mối quan hệ liên minh", ông Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Kinh tế Moscow nói trên National Interest.

Cựu Đô đốc Mỹ Mike McDevitt nhận định: “Hai nước đang ngày càng thân thiết nhưng chưa tiến tới quan hệ đồng minh chính thức. Bởi cả hai quốc gia đều chưa chuẩn bị cho mối quan hệ vượt mức đối tác chiến lược”.

Tập trận rầm rộ ở Baltic, Nga-Trung lập liên minh quân sự? - 2

Tàu chiến của hải quân Nga.

Theo chuyên gia Dave Majumdar, xét trên quan điểm của Nga, việc Mỹ càng gây sức ép, tăng cường can thiệp vào các điểm  nóng trên thế giới càng khiến Điện Kremlin xích lại gần Bắc Kinh hơn.

“Quan hệ Nga-Trung chịu tác động từ việc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một gia tăng ở Thái Bình Dương và với Nga ở châu Âu. Nếu Mỹ không tăng cường sức ép, hai nước vẫn sẽ chỉ duy trì mối quan hệ ở mức thân thiết nhất định chứ không xích lại gần nhau hơn nữa”, ông Kashin nói.

Dù chưa thành lập liên minh quân sự, cuộc tập trận Nga-Trung đã gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ tới phương Tây. “Thông điệp mà họ muốn truyền trải là thời kỳ thống trị của hải quân phương Tây sắp kết thúc”, James Holmes, giáo sư tại trường Đại học Hải chiến Mỹ nhận định.

Olga Oliker, giám đốc chương trình Nga và Âu-Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, Moscow và Bắc Kinh cũng muốn truyền tải những tín hiệu riêng. “Trung Quốc không thường tập trận chung với các nước khác nhưng lần này họ lại xuất hiện ở biển Baltic. Đó là sự ủng hộ của Bắc Kinh với Moscow trong vấn đề bảo vệ chủ quyền”.

Cuối cùng, điều đáng lưu ý là việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn sẽ trở thành mối đe dọa đối với vị thế bá chủ toàn cầu của Washington

Trong quá khứ, Mỹ đã tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của các thế lực trong khu vực Âu-Á nhưng chính sách đối ngoại của Washington trong 25 năm qua đã tạo điều kiện để Nga-Trung tăng cường hợp tác.

Putin: Không ai sống sót nếu Nga-Mỹ chiến tranh

Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại nếu hai cường quốc hạt nhân Nga-Mỹ tung vũ khí hạt nhân hủy diệt,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN