Tam Quốc: Tào Tháo sợ Mã Siêu, Tôn Quyền sợ Trương Liêu, còn Lưu Bị sợ ai?

Sự kiện: Tam Quốc

Trong các quá trình công thành lược địa của ba thế lực Tào - Tôn - Lưu không thể không nhắc đến sự uy phong của những danh tướng đương thời.

Lưu Bị đặc biệt kiêng kỵ Trương Cáp.

Lưu Bị đặc biệt kiêng kỵ Trương Cáp.

Vào những năm cuối Đông Hán, thiên hạ đại loạn, Tào Tháo dựa vào danh nghĩa Thiên tử Hán triều chinh phạt bốn phương, tiêu diệt Viên Thuật, Viên Thiệu, Lữ Bố, Lưu Biểu, Tây Lương Mã Siêu, Hàn Toại cùng các thế lực ly khai khác, từ đó mà thống nhất phương Bắc để trở thành thế lực chư hầu hùng mạnh nhất.

Còn về phía Tôn Quyền và Lưu Bị cũng đã thực hiện được mục tiêu hùng bá một phương sau hai trận đại chiến Xích Bích và Hán Trung, chia thiên hạ thành ba phần. Trong những quá trình công thành lược địa của ba thế lực Tào - Tôn - Lưu không thể không nhắc đến sự uy phong của các danh tướng đương thời.

Có rất nhiều danh tướng nhận được sự tưởng thưởng của ba vị hùng chủ kia, nhưng cũng có những danh tướng khiến họ phải khiếp sợ.

Tào Tháo sợ Mã Siêu

Tào Tháo từng suýt mất mạng dưới tay Mã Siêu.

Tào Tháo từng suýt mất mạng dưới tay Mã Siêu.

Đối với danh tướng Mã Siêu, Tào Tháo từng nói rằng: "Tiểu nhi Mã Siêu không chết, ta sợ đến chỗ chôn thân cũng không còn".

Kiến An năm thứ 6 (năm Công Nguyên 211), Mã Siêu liên thủ với Hàn Toại cùng tham gia trận Đồng Quan chống lại Tào Tháo. Mã Siêu dũng mãnh không hề thua kém Quan Vũ, Triệu Vân hay Lữ Bố, mà còn là chư hầu một phương, một chư hầu mà Tào Tháo khó đánh bại nhất trong công cuộc thống nhất phương Bắc.

Mã Siêu là thế lực mà Tào Tháo khó chinh phạt nhất.

Mã Siêu là thế lực mà Tào Tháo khó chinh phạt nhất.

Tại trận chiến Đồng Quan, Tào Tháo ban đầu lựa chọn đối đầu trực diện với Mã Siêu, lấy cứng chọi cứng, kết quả nhiều lần rơi vào tình cảnh nguy hiểm, suýt chút nữa còn phải bỏ mạng.

Tình thế lúc đó nếu cứ tiếp diễn như vậy, dù tham chiến lúc đó có các danh tướng Hứa Chử, Trương Hợp, Từ Hoảng thì Tào Tháo cũng khó có thể đánh bại Mã Siêu. Chủ công quân Tào khi đó đã phải chuyển từ đấu sức sang đấu trí, dùng kế ly gián phá vỡ mối quan hệ giữa Mã Siêu và Hàn Toại, cuối cùng mới có thể đuổi người con trai của Mã Đằng ra khỏi địa phận Quan Trung.

Tuy nhiên "oan gia" giữa Tào Tháo và Mã Siêu vẫn chưa kết thúc. Công Nguyên năm 214, Lưu Bị đánh Lưu Chương đã thu phục được Mã Siêu. Năm 217-219, Mã Siêu cùng Lưu Bị tham gia vào đại chiến Hán Trung. Tại đây, Mã Siêu lại một lần nữa gieo sầu cho Tào Tháo.

Tôn Quyền sợ Trương Liêu

Tôn Quyền không thể đánh bại Trương Liêu dù binh lực hùng hậu gấp trăm lần.

Tôn Quyền không thể đánh bại Trương Liêu dù binh lực hùng hậu gấp trăm lần.

Kiến An năm thứ 20 (năm 215) diễn ra trận chiến Hợp Phì, Trương Liêu dẫn 800 tướng sĩ đối đầu với 10 vạn đại quân của Tôn Quyền. Quân số chênh lệch cả trăm lần, thế nhưng vòng vây với 10 vạn đại quân của Tôn Quyền lại bị 800 tinh binh của Trương Liêu phá vỡ, thậm chí sau đó Trương Liêu còn liên tục xông lên uy hiếp đến chủ soái Tôn Quyền, khiến quân Đông Ngô tan tác và sợ hãi.

Cái tên Trương Liêu còn trở thành nỗi ám ảnh của cả vùng Giang Đông.

Cái tên Trương Liêu còn trở thành nỗi ám ảnh của cả vùng Giang Đông.

Cũng trong trận chiến này, cụ thể là tại trận Tiêu Diêu Tân, Trương Liêu tiếp tục dẫn quân truy kích quân Ngô, đại phá Tôn Quyền, Cam Ninh, Lăng Thống, Tôn Quyền cũng suýt chút nữa bị bắt sống tại đây. Vì vậy không nghi ngờ gì Trương Liêu chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của Tôn Quyền.

Sau trận đấu đó, cái tên Trương Liêu đã uy trấn Giang Đông, "trẻ con ban đêm nghe tên Trương Liêu không dám khóc" đã trở một điển cố lưu truyền ở đây.

Lưu Bị sợ Trương Cáp

Trương Cáp dùng binh biến hóa, giỏi dựng trại, biết phân tích tình thế và khéo tận dụng địa hình. Thục Hán dù có Gia Cát Lượng nhưng vẫn rất kỵ Trương Cáp.

Công Nguyên năm 219 trong trận chiến tại Định Quân Sơn, một trong Ngũ Hổ tướng nhà Thục là Hoàng Trung đã chém chết danh tướng Hạ Hầu Uyên của Tào Tháo. Tuy nhiên, chiến tích đó vẫn không khiến Lưu Bị vui mừng. "Phải giết thì giết Trương Cáp, giết Hạ Hầu Uyên có tác dụng gì!", Lưu bị nói với các tướng lĩnh của mình.

Còn trong "Nguỵ lược" ghi chép rằng: "Uyên tuy làm Đô đốc, nhưng Lưu Bị sợ Cáp mà coi thường Uyên. Lúc giết Uyên, Bị nói: "Kẻ ấy đáng được làm đầu sỏ, dùng người như thế sao làm gì được ta!"

Nhiều ý kiến cho rằng Tư Mã Ý thực chất đã nhìn ra trận mai phục của Gia Cát Lượng nhưng vẫn lệnh Trương Cáp đuổi theo để diệt trừ một trong những người có tiếng nói nhất nhà Ngụy bây giờ.

Nhiều ý kiến cho rằng Tư Mã Ý thực chất đã nhìn ra trận mai phục của Gia Cát Lượng nhưng vẫn lệnh Trương Cáp đuổi theo để diệt trừ một trong những người có tiếng nói nhất nhà Ngụy bây giờ.

Mãnh tướng Trương Cáp không chỉ từng ngăn chặn Lưu Bị, mà cũng còn để lại ký ức khó quên cho Gia Cát Lượng.

Thái Hòa năm thứ 2 (Công Nguyên năm 228), Trương Cáp đi theo Tào Chân để chống lại Gia Cát Lượng. Bối cảnh diễn ra trong lần xuất quân phạt Bắc lần đầu tiên của nhà Thục. Gia Cát Lượng giao cho Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình, làm bàn đạp cho chiến tuyến.

Tuy nhiên, Mã Tắc đã phạm sai lầm chí mạng để rồi bị Trương Cáp chiếm lấy Nhai Đình, khiến Gia Cát Lượng mất đi bàn đạp hậu phương mà phải rút quân. Trương Cáp sau chiến tích này cũng được phong làm Chinh Tây Sa Kỵ tướng quân.

Mặc dù Gia Cát Lượng cũng giống như Lưu Bị rất kỵ Trương Cáp, nhưng cuối cùng Thừa tướng nhà Thục vẫn có thể loại trừ được một trong Ngũ Tử Lương tướng nhà Ngụy.

Vào năm Thái Hòa thứ 5 (năm 231), Trương Cáp nhận lệnh của Tư Mã Ý truy kích quân Thục, đuổi đến Mộc Môn thì trúng phải mai phục của Gia Cát Lượng, bị loạn tên bắn trúng mà tử trận, được ban thuỵ hiệu là Tráng hầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Nắm trong tay Ngọa Long, Phượng Sồ và Ngũ hổ tướng, vì sao Lưu Bị vẫn để tuột thiên hạ?

Sở hữu 2 quân sư đầy mưu lược và Ngũ hổ tướng, những tưởng việc thống nhất Trung Quốc nằm trong tầm tay của Lưu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN