Tam Quốc: Lúc Gia Cát Lượng nam chinh Mạnh Hoạch, Ngô - Ngụy vì sao không thừa cơ chiếm Thục?

Sự kiện: Tam Quốc

Gia Cát Lượng đã nhìn rõ thế cục "Tam quốc" khi đó nên mới yên tâm thân chinh xuống phía nam thu phục Mạnh Hoạch.

Gia Cát Lượng đã tiên đoán được Ngụy - Ngô không thể thừa cơ đánh Thục.

Gia Cát Lượng đã tiên đoán được Ngụy - Ngô không thể thừa cơ đánh Thục.

Mạnh Hoạch là thủ lĩnh bộ lạc Nam Man ở khu vực Nam Trung, đến năm 225 thì khởi binh phản Thục. Gia Cát Lượng sau đó dẫn đại quân nam chinh, bắt sống Mạnh Hoạch 7 lần và thả ra với mục đích thu phục nhân tâm các bộ lạc ở khu vực phía nam này.

Vậy trong khoảng thời gian Gia Cát Lượng dẫn đại quân đi bình định phái nam, vì sao hai nhà Tào Ngụy và Đông Ngô lại không thừa cơ tập kích nhà Thục Hán? 

Đầu tiên, vào năm Công Nguyên 223, Thục Hán phải chịu tổn thất rất nặng nề sau thảm bại tại Di Lăng, Lưu Bị cũng mất không lâu sau đó tại Bạch Đế thành, tình hình cả trong lẫn ngoài đều vô cùng hỗn loạn.

Đúng lúc này, Mạch Hoạch lại nổi loạn ở phía nam, khiến Gia Cát Lượng lại phải đích thân dẫn 3 vạn đại quân còn lại tiến về Nam Trung. Có thể nói đây là cơ hội tốt nhất để các phe đối nghịch có thể dễ dàng tập kích nhà Thục Hán, tuy nhiên đã không có một cuộc tấn công nào được triển khai.

Thực chất cả hai nhà Tào Ngụy và Đông Ngô đều nhận ra cơ hội này nhưng họ không thể nắm lấy dù rất muốn.

Thời điểm Gia Cát Lượng nam chinh, nhà Tào Ngụy cũng đang bị cuốn vào một cuộc chiến khác.

Thời điểm Gia Cát Lượng nam chinh, nhà Tào Ngụy cũng đang bị cuốn vào một cuộc chiến khác.

Năm 225, Tào Ngụy thứ sử Tính Châu là Lương Tập đại phá Tiên Ti Kha Bỉ Năng. Nói cách khác, vào thời điểm Gia Cát Lượng dẫn quân thu phục Mạch Hoạch, nhà Tào Ngụy cũng đang bị cuốn vào một cuộc chiến khác với bộ lạc Tiên Ti ở phía bắc.

Tiên Ti là bộ lạc du mục kế thừa tộc Hung Nô phát triển tại khu vực cao nguyên Nội Mông, được coi là bộ lạc có tầm ảnh hưởng nhất đến Trung Nguyên vào thời kỳ Ngụy Tấn.

Cụ thể như sau khi Tư Mã Viêm lập ra vương triều Tây Tấn, vì phải trường kỳ đối phó với tộc Tiên Ti mà trong một thời gian dài không thể động đến nhà Ngô. Có thể thấy thế lực của Tiên Ti không hề đơn giản, nếu thời điểm đó nhà Ngụy chia binh lực ra để đánh Thục, e sẽ "mất cả chì lẫn chài".

Mặt khác, Tào Văn Đế Tào Phi khi đó thực chất vẫn rất muốn thừa cơ tiêu diệt Hán để lập công khi còn ở ngôi. Tư Mã Ý hiến kế nên tạo thành nhiều đạo quân để đánh Thục bằng cách mua chuộc và điều động những chư hầu hay bộ lạc xung quanh. Trong đó có một đạo quân do Ngô Vương Tôn Quyền chỉ huy (lúc này đang là chư hầu của nhà Ngụy, được Tào Phi phong làm Ngô Vương sau khi xưng thần với nhà Ngụy ở trận Di Lăng).

Tuy nhiên nhờ tài ăn nói của Đặng Chi (người được Gia Cát Lượng cử đến Ngô làm thuyết khách) đã khuyên được Tôn Quyền không theo lệnh nhà Ngụy để giữ vững liên minh Tôn-Lưu.

Tào Phi sau đó vô cùng tức giận, đổ lỗi cho Tôn Quyền không làm tròn bổn phận của một nước chư hầu, nên vào tháng 10 năm đó đã chuyển hướng đại quân sang tấn công Đông Ngô.

"Quân Ngụy hàng trăm ngàn sĩ tốt, cờ giáo trải dài trăm dặm, tiến về Quảng Lăng". Tào Phi muốn tấn công Đông Ngô từ cổ thành Quảng Lăng, tuy nhiên năm đó đại hàn, đường thủy đóng băng, thuyền không thể di chuyển, vì vậy kế hoạch phạt Ngô của Tào Phi không thể thực hiện, chiến dịch đánh Thục khi đó cũng bị lỡ dở.

Tôn Quyền cho rằng chỉ có Ngô - Thục liên minh mới có thể chống Ngụy.

Tôn Quyền cho rằng chỉ có Ngô - Thục liên minh mới có thể chống Ngụy.

Còn về phía Đông Ngô, họ không thừa cơ đánh Thục lúc Gia Cát Lượng thân chinh xuống phía nam là bởi ngay sau khi Lưu Bị đại bại tại Di Lăng, vị thừa tướng nhà Thục đã chủ động phái người sang gặp Tôn Quyền nối lại quan hệ.

Ngoài ra, cũng bởi áp lực từ nhà Tào Ngụy quá lớn, Ngô - Thục chiến tranh, bất kể kết quả như nào thì bên được lợi nhất vẫn là nhà Ngụy. Chỉ có Ngô - Thục cùng tồn tại mới có thể chống đỡ được sức ép từ phương bắc.

Cũng chính vì nhìn rõ được thế cục lúc đó của ba nhà Ngụy - Thục - Ngô, Gia Cát Lượng mới có thể yên tâm dẫn 3 vạn đại quân xuống phía nam thu phục Mạnh Hoạnh.

Tam Quốc: Tào Tháo sợ Mã Siêu, Tôn Quyền sợ Trương Liêu, còn Lưu Bị sợ ai?

Trong các quá trình công thành lược địa của ba thế lực Tào - Tôn - Lưu không thể không nhắc đến sự uy phong của những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (T/h) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN