Tạm quên Omicron đi, đây mới là biến thể làm chao đảo châu Âu!

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Châu Âu một lần nữa trở thành tâm dịch Covid-19 với nhiều ca mắc biến thể mới được ghi nhận mỗi ngày cao hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó, cụ thể ở Áo, Đức và Hà Lan, tỉ lệ lây nhiễm đã tăng gấp đôi so với mức đỉnh điểm vào mùa đông năm ngoái.

Để ứng phó làn sóng dịch Covid-19 do biến thể Delta, các chính phủ buộc phải tái áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt. Lệnh phong toả được ban bố ở Áo và Slovakia, theo đó các quán bar, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh

Các trường hợp mắc biến thể Omicron cho đến nay đã được phát hiện ở những du khách đến hơn 10 quốc gia châu Âu, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan và Anh.

Ngay cả có vắc-xin hiệu quả cao, các quan chức y tế châu Âu vẫn đang chật vật vì biến thể Delta lây lan rộng trong mùa đông. Mặc dù các ca mắc Covid-19 gia tăng trên khắp châu lục nhưng cho đến nay chỉ ở các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp, số ca tử vong mới đạt đến mức cao sau đợt tăng tương tự vào mùa đông năm ngoái.

Châu Âu chứng kiến tỉ lệ tiêm chủng chênh lệch cao ở nhiều nơi. Ảnh: Reuters

Châu Âu chứng kiến tỉ lệ tiêm chủng chênh lệch cao ở nhiều nơi. Ảnh: Reuters

Ông Bruno Ciancio, người đứng đầu bộ phận giám sát của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, cho biết phong toả là lựa chọn duy nhất của các quốc gia một khi sự lây lan của virus không thể kiểm soát nhưng chúng chỉ giúp ích trong ngắn hạn.

Châu Âu chứng kiến tỉ lệ tiêm chủng chênh lệch cao ở nhiều nơi. Bồ Đào Nha và Malta là hai trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, với 87% và 86% dân số của họ được tiêm chủng đầy đủ.

Nhưng ở Đông Âu, tỉ lệ tiêm chủng khá thấp, chẳng hạn Romania đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 38% dân số, trong khi con số này ở Bulgaria là 25%.

Trong khi các nước châu Âu vẫn đang nỗ lực kiểm soát làn sóng ca mắc biến thể Delta thì biến thể Omicron đã được ghi nhận tại châu lục này.

Các quan chức y tế Hà Lan xác nhận các ca mắc biến thể Omicron đầu tiên ở nước này không phải vào ngày 26-11 mà từ ngày 19-11, trước khi Nam Phi cảnh báo về biến thể này 1 tuần.

Hãng tin Reuters dẫn lời Viện Y tế công quốc gia (RIVM) của Hà Lan hôm 30-11: "Chúng tôi đã tìm thấy biến thể Omicron trên 2 mẫu xét nghiệm vào ngày 19 và 23-11. Chưa rõ những người này có từng đến Nam Phi hay không". Trên khắp Liên minh châu Âu, đã có 42 ca mắc biến thể Omicron được ghi nhận.

Trong khi đó, chính quyền Brazil hôm 30-11 thông báo nước này ghi nhận 2 ca mắc biến thể Omicron. Đây là những trường hợp đầu tiên tại Mỹ Latinh. Hai bệnh nhân là một cặp vợ chồng. Người chồng khởi hành từ Nam Phi và đáp ở sân bay quốc tế Guarulhos tại Sao Paulo hôm 23-11 trong khi người vợ không tới quốc gia châu Phi này.

Cả hai đến Sao Paulo trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Omicron vào danh sách biến thể đáng lo ngại và trước khi Brazil quyết định tạm dừng tiếp nhận chuyến bay từ Nam Phi và 5 quốc gia ở miền Nam châu Phi hôm 26-11.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cho biết đã có 226 trường hợp nhiễm biến thể Omicron được xác nhận ở 20 quốc gia tính đến 30-11 nhưng biến thể mới vẫn chưa được phát hiện ở Mỹ.

Ông Fauci cho rằng còn quá sớm để biết liệu biến thể Omicron có gây ra bệnh nặng hay không nhưng thông tin sơ bộ từ Nam Phi cho thấy nó không gây ra các triệu chứng bất thường.

Thi thể bệnh nhân Covid-19 bị ”bỏ rơi”, quốc gia Đông Nam Á này xử lý ra sao?

Vì sự nhạy cảm liên quan tới Covid-19, một số thi thể bệnh nhân bị "bỏ rơi", theo một người làm trong nhà tang lễ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN