Taliban tuyên bố được quốc gia đầu tiên công nhận chính phủ mới, thực hư ra sao?
Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani gần đây đặt chân tới Kabul, là quan chức chính phủ nước ngoài đầu tiên tiếp xúc với chính quyền Taliban ở Afghanistan.
Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đặt chân tới thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 12.9.
Những tuyên bố trái chiều của Qatar và Taliban về chuyến thăm phản ánh việc phong trào Hồi giáo kiểm soát Afghanistan rất muốn được cộng đồng quốc tế chấp nhận, trong khi cộng đồng quốc tế vẫn còn dè dặt, theo tờ Wall Street Journal (WSJ).
Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Qatar, Taliban tuyên bố tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) đã nhận được sự công nhận đầu tiên.
“Ngoại trưởng Qatar chúc mừng giới lãnh đạo IEA và toàn thể người dân Afghanistan về chiến thắng và nhấn mạnh quan hệ song phương”, Taliban tuyên bố.
Tuy nhiên, Qatar sau đó có phản ứng trái ngược. Quốc gia dầu mỏ Trung Đông nói Ngoại trưởng Mohammed đã có cuộc gặp với Thủ tướng chính phủ Taliban, Mullah Mohammad Hassan Akhund ở Kabul, không hề đề cập đến bất cứ lời chúc mừng nào.
Phái đoàn Qatar gặp gỡ chính phủ mới do Taliban thành lập ở Afghanistan.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Mohammed nhấn mạnh mối quan ngại của cộng đồng quốc tế, hối thúc Taliban xây dựng một chính phủ hòa hợp, đảm bảo người Afghanistan và người nước ngoài được rời đi an toàn và mong muốn Taliban tham gia chống khủng bố toàn cầu.
Bên cạnh tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Qatar cũng đăng hình ảnh về cuộc gặp của Ngoại trưởng Mohammed tại Kabul với cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và cựu trưởng đoàn đàm phán hòa bình Abdullah Abdullah.
Bất chấp những lời cam kết về việc chia sẻ quyền lực, chính phủ mới ở Afghanistan chỉ toàn là các thành viên cấp cao của Taliban.
Chính phủ mới bày tỏ mong muốn các nước phương Tây khôi phục đại sứ quán ở Kabul. “IEA mong muốn mối quan hệ hòa bình và tích cực với thế giới”, tuyên bố cho biết.
“Vấn đề được công nhận là rất quan trọng”, Roohullah Umar, nhà khoa học chính trị có liên hệ với Taliban, nói. “Nếu Mỹ và phương Tây không chìa tay với Afghanistan, Taliban sẽ quay sang kết thân với Nga và Trung Quốc”.
Về vấn đề cộng đồng quốc tế muốn một chính phủ hòa hợp ở Afghanistan, Umar nói Taliban cảm thấy không bị ràng buộc bởi yêu cầu này. Taliban chỉ tuân thủ thỏa thuận Doha 2020, trong đó cam kết không cho phép bất cứ thế lực nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để đe dọa nước khác.
Ngoại trưởng Qatar Mohammed gặp cựu trưởng đoàn đàm phán hòa bình Abdullah Abdullah ở Kabul.
Taliban thực tế không phải là một phong trào đơn lẻ, mà là tập hợp của nhiều nhóm với các quan điểm mềm mỏng và cứng rắn khác nhau. Việc Taliban trao chức vụ trong chính phủ cho nhiều thành viên của các nhóm khác nhau, là cách để kiềm chế xung đột nội bộ, các nhà quan sát cho biết.
Hôm 13.9, Taliban bác tin phó thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar, người đứng đầu văn phòng chính trị của tổ chức ở Qatar, bị ám sát.
Trái với dự đoán, Baradar không được giao vị trí cao nhất trong chính phủ của Taliban, cũng không nằm trong phái đoàn đón tiếp Ngoại trưởng Qatar Mohammed.
Trong một thông điệp bằng file ghi âm, Baradar nói mình đi công tác ở bên ngoài Kabul, rằng thông tin về vụ ám sát là “lời nói dối”.
Trong giai đoạn đầu tiên Taliban kiểm soát Afghanistan (1996 – 2001), chỉ có Pakistan, Ả Rập Saudi và UAE là công nhận chính phủ do tổ chức này thành lập.
Tính đến thời điểm hiện tại, các văn phòng và phái đoàn ngoại giao của Afghanistan ở nước ngoài, bao gồm đại sứ tại Liên Hợp Quốc, đại sứ tại Mỹ, đều là người thuộc chính quyền cũ của Afghanistan.
Một số quốc gia vẫn duy trì đại sứ quán ở Kabul, bao gồm Trung Quốc, Nga, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan và một số nước láng giềng, nhưng điều này không có nghĩa là các nước này mặc định công nhận chính phủ do Taliban thành lập.
Thông tin về cái chết của thủ lĩnh cấp cao Taliban, Mullah Abdul Baradar, bắt đầu lan truyền từ tuần trước. Thời điểm đó,...
Nguồn: [Link nguồn]