Taliban phải thu phục những nhân vật nào cũng ở Afghanistan để tránh nội chiến?

Taliban phải thỏa hiệp với một số cựu thù để thành lập một chính phủ toàn diện và tránh các nguy cơ xảy ra nội chiến tại Afghanistan.

Theo tờ Bloomberg, sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bỏ trốn khỏi đất nước, Taliban đã nhanh chóng chiếm được thủ đô Kabul (Afghanistan). Mặc dù hiện tại đang chiếm thế thượng phong, nhưng Taliban (chủ yếu là người Pashtun) nhận ra rằng bất kỳ chính phủ ổn định nào cũng sẽ cần phải có những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn và đại diện từ các sắc tộc Uzbek, Tajik và Hazaras. Nếu không, đất nước Tây Nam Á này sẽ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các cuộc nội chiến tương tự những năm 90 của thế kỷ trước.

Dưới đây là những thủ lĩnh mà Taliban cần thỏa hiệp:

Cựu Thủ tướng Gulbuddin Hekmatyar, 72 tuổi

Cựu thủ tướng Afghanistan Gullbuddin Hekmatyar chính là nhà lãnh đạo của đảng Hizb-e-Islami hùng mạnh một thời và cũng là gương mặt kỳ cựu trên chính trường Afghanistan. Ông Hekmatyar - từng là thành viên của lực lượng các chiến binh Hồi giáo Mujahideen được Mỹ huấn luyện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chống lại Liên Xô vào những 80 của thế kỷ 20 - vừa là đồng minh vừa là kẻ thù của Taliban.

Cựu Thủ tướng Gulbuddin Hekmatyar. Ảnh: AA

Cựu Thủ tướng Gulbuddin Hekmatyar. Ảnh: AA

Ông Hekmatyar có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và ủng hộ các cuộc tấn công liều chết nhắm vào quân Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi họ tiến vào Afghanistan sau vụ khủng bố 11-9-2001. 

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Hekmatyar đã lên tiếng ủng hộ đối thoại và bầu cử để định đoạt chính phủ Afghanistan tiếp theo và hiện ông cũng đang tham gia các cuộc thảo luận với các thủ lĩnh Taliban. Theo Bloomberg, mối quan hệ sâu sắc và lâu dài giữa ông Hekmatyar và các cơ quan tình báo của Pakistan khiến ông ấy trở thành một nhân tố quan trọng.

Cựu Tổng thống Hamid Karzai, 63 tuổi

Cựu Tổng thống Hamid Karzai hiện đã ngồi vào bàn đàm phán với những người từng muốn giết ông. Khi Taliban tiến vào Kabul, ông Karzai đã đăng một đoạn video ngắn thông báo quyết tâm ở lại đất nước. Mặc dù thông điệp có ít ảnh hưởng đến tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Kabul, nhưng thông điệp của ông được coi là đặc biệt mạnh mẽ vì xuất hiện cùng các cô con gái của mình trong đoạn video.

Cựu Tổng thống Hamid Karzai. Ảnh: GETTY IMAGES

Cựu Tổng thống Hamid Karzai. Ảnh: GETTY IMAGES

Trong thời gian làm tổng thống, ông Karzai đã có một số bất đồng với Mỹ về việc sử dụng máy bay không người lái và việc ông từ chối ký một hiệp ước an ninh cho phép quân đội Mỹ ở lại sau năm 2014.

Chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia Abdulllah Abdullah, 60 tuổi

Ông Abdullah là Chủ tịch Hội đồng cấp cao về Hòa giải Quốc gia Afghanistan - cơ quan được cho là sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa bình nội bộ Afghanistan. Theo Bloomberg, việc thực hiện các thỏa thuận hòa bình ở Afghanistan không phải là điều dễ dàng và ít ai có kinh nghiệm dày dặn như ông Abdullah.

Chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia Abdulllah Abdullah. Ảnh: AP

Chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia Abdulllah Abdullah. Ảnh: AP

Ông Abdullah (người Tajik) từng là cố vấn cho ông Ahmad Shah Massoud - thủ lĩnh Liên minh phương Bắc, lực lượng thành lập năm 1996 để chống lại Taliban. Hiện ông Abdullah đang tiến hành đàm phán về việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình với Taliban. Ông Abdullah đã từng hai lần tranh cử tổng thống và tiến rất gần đến chiến thắng hồi năm 2014. Tranh cãi về kết quả bầu cử năm đó đã khiến cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Kabul để làm trung gian thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa ông Ghani và ông Abdullah.

Phó Tổng thống Amrullah Saleh, 48 tuổi

Phó Tổng thống Afghanistan tuyên bố mình là "Tổng thống lâm thời hợp pháp" khi ông Ghani bỏ trốn khỏi đất nước. Ông tuyên bố sẽ không đầu hàng và đang kêu gọi người dân Afghanistan tham gia kháng chiến, chống lại Taliban. Ông Saleh tham gia chính phủ của ông Ghani vào năm 2017 với tư cách là bộ trưởng nội vụ kiêm lãnh đạo cơ quan tình báo Afghanistan và từng nhiều lần bị Taliban ám sát nhưng bất thành.

Phó Tổng thống Amrullah Saleh. Ảnh: PTI

Phó Tổng thống Amrullah Saleh. Ảnh: PTI

Cựu Phó Tổng thống Abdul Rashid Dostum, 67 tuổi

Ông Dostum - người ủng hộ chính phủ ông Ghani - từng giữ chức Phó Tổng thống Afghanistan trong giai đoạn 2014-2020 và là thủ lĩnh của nhóm sắc tộc Uzbek. Ông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Liên minh phương Bắc, song đã nhiều lần đổi phe trong bốn thập niên qua.

Cựu Phó Tổng thống Abdul Rashid Dostum. Ảnh: GETTY IMAGES

Cựu Phó Tổng thống Abdul Rashid Dostum. Ảnh: GETTY IMAGES

Ông đã bị cáo buộc liên quan đến tội ác chiến tranh, bao gồm giết người hàng loạt và ra lệnh hãm hiếp một đối thủ chính trị. Tuy nhiên, ông đã phủ nhận mọi cáo buộc trên. Ông đã phải sang ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm để chữa bệnh, nhưng các đối thủ cáo buộc ông đang cố gắng tránh bị kết tội ở Afghanistan.

Giữa lúc Taliban đang thắng thế, ông Dostum đã quay trở lại Afghanistan và được cho là sẽ bảo vệ TP Mazar-e-Sharif (thủ phủ tỉnh Balkh). Tuy nhiên, thành phố này đã thất thủ nhanh chóng khiến ông Dostum phải tìm nơi ẩn náu. Không rõ ông hiện đang ở đâu.

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Tajik Ata Mohammad Noor, 57 tuổi

Ông Ata Mohammad Noor, một thủ lĩnh nhóm sắc tộc Tajik, đã tham gia vào các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và là một trong những kẻ thù lớn nhất của Taliban. Ông cũng từng là tỉnh trưởng của tỉnh Balkh trong giai đoạn 2004-2018. Khi TP Mazar-e-Sharif rơi vào tay Taliban, ông Noor đã bỏ trốn cùng với ông Dostum.

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Tajik - ông Ata Mohammad Noor. Ảnh: TASS

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Tajik - ông Ata Mohammad Noor. Ảnh: TASS

Ông Noor là một trong những người đầu tiên kêu gọi người dân đứng lên chống lại Taliban khi lực lượng này mới bước đầu trỗi dậy hồi đầu năm nay. Ông Noor cáo buộc việc lực lượng Afghanistan đầu hàng là một phần nằm trong “âm mưu lớn hèn nhát và có tổ chức” và thề sẽ chiến đấu. Ông Noor hiện đang ở Uzbekistan.

Ông Ahmad Massoud, 32 tuổi

Ông Ahmad Massoud chính là con trai của ông Ahmad Shah Massoud, và là một thủ lĩnh khác của nhóm người Tajik. Tuần trước, ông Massoud tuyên bố lực lượng của mình “đã sẵn sàng đối đầu với Taliban một lần nữa”,  nhưng điều này được cho là phụ thuộc vào việc liệu ông ta có nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ nước ngoài hay không. Tuy nhiên, sau khi Taliban điều quân bao vây thành trì ở tỉnh Panjshir (Afghanistan), ông Massoud đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán.

Ông Ahmad Massoud Cựu Phó Tổng thống Mohammad Karim Khalili, 71 tuổi

Ông Ahmad Massoud Cựu Phó Tổng thống Mohammad Karim Khalili, 71 tuổi

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Hazara - ông Mohammad Karim Khalili. Ảnh: TASS

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Hazara - ông Mohammad Karim Khalili. Ảnh: TASS

Thủ lĩnh nhóm sắc tộc Hazara - ông Mohammad Karim Khalili - từng giữ chức Phó Tổng thống Afghanistan - là thành viên của phái đoàn các chính trị gia cấp cao của Afghanistan đến Pakistan sau khi Taliban chiếm được Kabul vào ngày 15-8. Trong một bài đăng trên Facebook vào tuần trước, ông nói rằng ông hy vọng giới lãnh đạo cao nhất của Taliban sẽ xây dựng một trật tự chính trị ổn định, nói rằng “tương lai của Afghanistan phụ thuộc vào điều này”.

Chùm ảnh hiếm về thời Taliban nắm quyền lần đầu ở Afghanistan

Taliban hiện kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang ráo riết sơ tán công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN