Taliban kiếm tiền từ đâu để chống Mỹ?

Mỹ đã chi hơn 8 tỷ USD trong suốt 15 năm để cố gắng ngăn Taliban kiếm tiền từ buôn bán thuốc phiện và heroin, từ việc diệt trừ cây thuốc phiện đến không kích và đột kích những nơi bị nghi là phòng điều chế ma tuý.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Nhưng chiến lược đó đã thất bại.

Khi Mỹ khép lại cuộc chiến dài nhất của mình, Afghanistan vẫn là nhà cung cấp thuốc phiện bất hợp pháp lớn nhất thế giới và có vẻ vẫn sẽ làm như vậy khi Taliban đang chuẩn bị lên nắm quyền ở Kabul, các chuyên gia và quan chức của Mỹ và Liên Hợp Quốc cho biết.

Chiến tranh tàn phá, hàng triệu người phải bỏ nhà đi, viện trợ nước ngoài bị cắt và suy giảm nguồn tiền chi tiêu của lực lượng binh lính do Mỹ dẫn đầu đang gây ra khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, khiến nhiều người Afghanistan chọn cách tham gia buôn bán ma tuý để tồn tại.

Các quan chức Mỹ và Liên Hợp Quốc lo ngại rằng việc Afghanistan rơi vào khủng hoảng sẽ tạo điều kiện gia tăng sản xuất ma tuý.

“Taliban có nguồn thu chính từ sản xuất và buôn bán ma tuý. Sản xuất càng nhiều thì giá càng rẻ và dễ mua hơn”, Cesar Gudes, giám đốc văn phòng Kabul của Cơ quan Liên Hợp quốc về ma tuý và tội phạm (UNODC), nói với Reuters.

Taliban tiến vào Kabul ngày 15/8 là “thời điểm tốt nhất để các nhóm bất chính tìm vị trí cho họ” nhằm mở rộng hoạt động buôn bán, Gudes nói.

Taliban cấm trồng thuốc phiện vào năm 2000 khi lực lượng này vận động quốc tế công nhận, nhưng đã vấp phải phản ứng dữ dội và sau đó thay đổi lập trường, các chuyên gia cho biết.

Dù ngành buôn bán ma tuý trái phép ở Afghanistan gây ra nhiều mối đe doạ nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng Mỹ và các nước khác hiếm khi công khai nói đến sự cần thiết phải giải quyết tình trạng này. UNODC ước tính Afghanistan là nơi cung cấp hơn 80% lượng heroin và thuốc phiện toàn cầu.

“Mỹ và các đối tác quốc tế tiếp tục rút đi và không xử lý tình trạng trồng thuốc phiện. Bạn sẽ thấy ngành đó sắp bùng nổ”, một quan chức Mỹ nắm được tình hình buôn bán ma tuý ở Afghanistan nói với Reuters.

Bình luận trước thông tin này, một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Afghanistan, “trong đó có những nỗ lực chống ma tuý”, nhưng từ chối cho biết Mỹ sẽ ủng hộ như thế nào nếu Taliban lên nắm quyền.

Theo UNODC, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan tăng mạnh trong 3 năm qua. Bất chấp đại dịch COVID-19 tàn phá, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan tăng 37% trong năm 2020.

Barnett Rubin, cựu cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ về Afghanistan, cho biết ma tuý “là ngành công nghiệp lớn nhất của Afghanistan trừ chiến tranh”.

Ước tính sản lượng thuốc phiện của Afghanistan đạt kỷ lục vào năm 2017, với 9.900 tấn, trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 7% GDP của Afghanistan, theo báo cáo của UNODC.

Liên Hợp Quốc và Washington tin rằng Taliban tham gia tất cả các hoạt động liên quan đến ma tuý, từ trồng thuốc phiện, chiết xuất, buôn bán và thu “thuế” từ những trồng thuốc phiện, điều hành phòng thí nghiệm điều chế ma tuý đến thu phí từ những kẻ buôn ma tuý ra khắp châu Phi, châu Âu, Canada, Nga, Trung Đông và châu Á.

Các quan chức Liên Hợp Quốc ước tính Taliban có thể thu về hơn 400 tiệu USD từ hoạt động buôn bán ma tuý trong 2 năm 2018 và 2019. Báo cáo của văn phòng tổng thanh tra chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 5 dẫn lời một quan chức Mỹ ước tính rằng nguồn thu từ ma tuý chiếm đến 60% tổng nguồn thu của Taliban.

Sân bay Kabul hỗn loạn khi hàng nghìn người Afghanistan cố tìm cách rời khỏi đất nước

Với sự kiểm soát của Taliban, một số lượng lớn người dân ở Afghanistan đã tập trung tại sân bay quốc tế Hamid Karzai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN