Taliban hành động ra sao sau vụ IS đánh bom khủng bố đẫm máu ở Kabul?

Talian đã tăng cường lực lượng quanh sân bay Kabul hôm 28/8 để ngăn các đám đông tụ tập, sau khi IS thực hiện vụ đánh bom liều chết cướp sinh mạng của hơn 180 người ở khu vực này 2 ngày trước đó. 

Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul hôm 20/8. Ảnh: NY Times

Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul hôm 20/8. Ảnh: NY Times

Theo AP, nhiều trạm kiểm soát mới của Taliban được dựng lên trên các con đường dẫn tới sân bay quốc tế Kabul, ở thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 28/8. 

Một số trạm kiểm soát do các tay súng Taliban mặc quân phục, đeo kính nhìn ban đêm, sử dụng xe Humvee thu được từ các lực lượng vũ trang Afghanistan. 

Cũng trong ngày 28/8, Taliban đã bắn cảnh cáo và triển khai một số loại khói màu (chưa rõ mục đích sử dụng) trên đường dẫn tới sân bay, khiến hàng chục người bỏ chạy tán loạn, theo một video lan truyền trên mạng xã hội phù hợp với thông tin của hãng AP. 

Nhiều nước phương Tây đã hoàn thành các hoạt động sơ tán trước thời hạn rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan hôm 31/8. 

Theo giới chức Mỹ, hơn 110.000 người đã được sơ tán an toàn qua sân bay quốc tế Kabul kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8. Tuy nhiên, hàng nghìn người khác vẫn đang chật vật để có thể rời đi an toàn và nhiều trong số này sẽ không thể được sơ tán trước hạn chót 31/8. 

Một người Afghanistan, từng làm phiên dịch cho quân đội Mỹ, cho biết, anh ta cùng một nhóm người thuộc diện được phép sơ tán. Cả nhóm cố tới sân bay quốc tế Kabul vào tối muộn 27/8. Sau khi vượt qua được 3 chốt kiểm soát, họ bị dừng lại ở chốt thứ 4. Một cuộc tranh cãi đã xảy ra sau đó. Taliban cho biết họ được phía Mỹ yêu cầu chỉ cho phép những người mang hộ chiếu Mỹ qua chốt. 

"Tôi cảm thấy vô vọng cho tương lai của mình. Nếu hoạt động sơ tán kết thúc, điều gì sẽ xảy với những người như tôi?", người phiên dịch giấu tên chia sẻ với phóng viên AP.  

Tại Kabul, hàng trăm người biểu tình, gồm nhiều công chức, tụ tập bên ngoài một ngân hàng, trong khi nhiều người khác xếp hàng tại các máy rút tiền tự động ATM. 

Những người biểu tình cho biết, họ không được thanh toán lương trong 3-6 tháng qua và không thể rút tiền mặt. Các máy ATM vẫn hoạt động, nhưng số tiền rút được giới hạn ở mức khoảng 200 USD/ngày/máy (4,5 triệu đồng). 

Cuối ngày 28/8, ngân hàng trung ương Afghanistan ra lệnh cho các chi nhánh ngân hàng thương mại mở cửa và cho phép khách hàng rút 200 USD/tuần, gọi đây là biện pháp tình thế. 

Afghanistan phụ thuộc phần lớn vào viện trợ quốc tế, từng chiếm 75% ngân sách của chính phủ dân sự Afghanistan do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.

Hôm 26/8, phần tử khủng bố thuộc ISIS-K, một nhánh của IS, đã thực hiện vụ đánh bom liều chết gần sân bay quốc tế Kabul, cướp sinh mạng của 169 người Afghanistan - trong đó có 28 tay súng Taliban, và 13 quân nhân Mỹ, tính tới tối 28/8. Taliban và IS tuy cùng là lực lượng Hồi giáo nhưng lại thuộc 2 nhánh đối lập và là kẻ thù "không đội trời chung". Hai bên từng nhiều lần giao tranh trong 2 thập kỷ gần đây. 

Quân đội Mỹ rạng sáng 28/8 tuyên bố tiêu diệt một phần tử khủng bố của ISIS-K. Tối muộn cùng ngày, Lầu Năm Góc cho biết, có 2 phần tử khủng bố bị tiêu diệt và một tên khác bị thương trong vụ không kích của Mỹ, theo Sputnik. 

Taliban có đề nghị bất ngờ với Mỹ?

Theo một quan chức cấp cao của Taliban và các nguồn tin ngoại giao, Taliban đã đề nghị Mỹ duy trì hoạt động của Đại sứ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN