Taliban “dội gáo nước lạnh” vào Mỹ?

Hôm 7.9, Taliban thông báo chính phủ mới gồm toàn nam giới, là các nhân vật chủ chốt của tổ chức và những người từng nắm quyền trong giai đoạn đầu Taliban kiểm soát Afghanistan (1996 – 2001).

Sirajuddin Haqqani là con trai của Jalaluddin Haqqani (giữa), người sáng lập mạng lưới Haqqani trung thành với Taliban.

Sirajuddin Haqqani là con trai của Jalaluddin Haqqani (giữa), người sáng lập mạng lưới Haqqani trung thành với Taliban.

Seth G. Jones, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đã chỉ trích việc Taliban lựa chọn Sirajuddin Haqqani cho chức bộ trưởng nội vụ trong chính phủ mới.

Đặc biệt là Taliban công bố quyết định bổ nhiệm "vài ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố ngày 11.9”.

Trong bài xã luận đăng trên báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), Jones nói việc Taliban “bổ nhiệm kẻ khủng bố bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã không khác gì một các tát giáng vào Mỹ và các đồng minh phương Tây”.

Jones mô tả tân bộ trưởng nội vụ Afghanistan là kẻ đứng đầu mạng lưới khủng bố Haqqani. Đây là nhóm vũ trang có đường lối cứng rắn của Taliban, từng không ít lần phát động tấn công nhằm vào liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan.

Sirajuddin Haqqani rất hiếm khi xuất hiện công khai, nằm trong danh sách truy nã của FBI.

Sirajuddin Haqqani rất hiếm khi xuất hiện công khai, nằm trong danh sách truy nã của FBI.

“Sirajuddin Haqqani không hề xa lạ với quân đội Mỹ và cộng đồng tình báo. Hắn đã vài lần thoát chết trong các chiến dịch tiêu diệt mục tiêu khủng bố của Mỹ. Sirajuddin Haqqani rất nguy hiểm, là kẻ đã nhuốm máu người Mỹ trên đôi tay”, Jones nói.

Theo tài liệu lưu trữ của FBI, Haqqani bị truy nã vì “tình nghi liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại một khách sạn ở thủ đô Kabul vào tháng 1.2008, khiến 6 người chết, bao gồm cả người Mỹ”.

Nội dung tài liệu cũng cáo buộc Haqqani đã “phối hợp và tham gia các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào quân đội Mỹ và liên quân ở Afghanistan. Haqqani cũng bị cáo buộc tham gia vào kế hoạch ám sát Tổng thống Afghanistan khi đó là Hamid Karzai”.

Bài xã luận đăng tải trên tờ WSJ cũng tập trung vào tuyên bố thành lập nội các gồm toàn nam giới, là các nhân vật chủ chốt và những người từng nắm quyền trong giai đoạn đầu Taliban kiểm soát Afghanistan (1996 – 2001).

Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã khẳng định không có kế hoạch công nhận chính phủ mới do Taliban thành lập ở Afghanistan.

Trả lời phỏng vấn trên đài BBC của Anh, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham mô tả nội các mới của Taliban “gồm toàn những kẻ côn đồ và đồ tể”.

Ông Graham nói: “Đối với những người ủng hộ Hồi giáo cực đoan, đây là danh sách nội các gồm toàn những ngôi sao”.

Sau khi tiến vào thủ đô Kabul ngày 15.8, Taliban tuyên bố "ân xá" toàn bộ quan chức chính quyền cũ ở Afghanistan, cho phép phụ nữ tiếp tục làm việc trong chính phủ, xây dựng một chính phủ mới hòa hợp, gồm lãnh đạo của các phe phái khác ở Afghansitan.

namullah Samangani, thành viên hội đồng văn hóa của Taliban, khi đó nói: "Phụ nữ nên tham gia chính phủ, theo luật Shariah. Cơ cấu chính phủ đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo kinh nghiệm, cần có một sự lãnh đạo Hồi giáo và tất cả các bên nên tham gia", Samangani nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Phản ứng của Taliban khi tận mắt chứng kiến căn cứ tuyệt mật của CIA bị xóa sổ

Cảnh tượng tại căn cứ tuyệt mật của CIA ở Afghanistan khác biệt hoàn toàn so với cách Mỹ bỏ lại vũ khí ở sân bay Kabul....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN