Taliban có được loại vũ khí khiến Mỹ lo sợ?

Các chuyên gia nhận định, chỉ một số ít tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) do Taliban sở hữu cũng có thể tạo nên mối đe dọa tiềm tàng.

Các tay súng Taliban sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Afghanistan.

Các tay súng Taliban sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Afghanistan.

Theo tờ The Daily Beast của Mỹ, lực lượng Taliban, tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Khorasan (ISIS-K) ở Afghanistan có thể đã thừa hưởng hàng trăm tên lửa đất đối không vác vai từ kho vũ khí của quân đội chính phủ Afghanistan.

Báo cáo của tập đoàn phân tích quân sự RAND (Mỹ) năm 2019 cho biết, số lượng tên lửa phòng không vác vai ở Afghanistan có thể lên đến 4.500. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là số tên lửa vác vai do chính phủ Afghanistan sở hữu từ hàng thập kỷ trước.

Kể từ sau khi Taliban bị lật đổ năm 2001, không có lý do gì để Mỹ viện trợ tên lửa phòng không vác vai cho quân đội Afghanistan. Do đó, số lượng tên lửa vác vai do Taliban sở hữu ngày nay có thể chỉ còn là là vài trăm.

Tuy nhiên, một số ít tên lửa vác vai vào tay Taliban, Al-Qaeda hay ISIS-K vẫn sẽ là vấn đề đáng lo ngại. Hiện có thông tin các nhóm khủng bố đã cử thành viên tới Kabul, trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang sơ tán hàng chục ngàn công dân và người tị nạn.

“Có khả năng cao ISIS-K đang cố gắng tấn công sân bay”, Đài CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ, cho biết.

Tên lửa phòng không vác vai nhỏ gọn nhưng cực kỳ chính xác và nguy hiểm.

Tên lửa phòng không vác vai nhỏ gọn nhưng cực kỳ chính xác và nguy hiểm.

Giới chức Mỹ được cho là đã biết về mối đe dọa nhằm vào người Mỹ ở sân bay Kabul, nên đã liên tục thay đổi các tuyến đường bay để tránh nguy cơ khủng bố tấn công.

Theo báo Mỹ, trong số hàng trăm tên lửa phòng không vác vai còn lại ở Afghanistan, một số lượng đáng kể có thể là tên lửa Stinger do Mỹ sản xuất.

Năm 2016, trang War is Boring thu thập được một số tài liệu cho thấy các biệt kích Mỹ chiến đấu ở Afghanistan Mỹ rất sợ tên lửa đối không nên đã đề xuất được trang bị các thiết bị phòng vệ, bao gồm thiết bị nhận diện mục tiêu sử dụng tên lửa phòng không vác vai.

Ngoài tên lửa Stinger của Mỹ, Taliban cũng có thể sở hữu các tên lửa vác vai do Liên Xô sản xuất, ví dụ như phiên bản SA-7.

Smith, một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ, từng tham chiến ở Afghanistan và Iraq, nói các tên lửa vác vai thế hệ cũ như SA-7 vẫn rất nguy hiểm, có tuổi thọ đáng kể nếu được bảo quản cẩn thận, chưa từng được lấy ra khỏi hộp lưu giữ.

Các tên lửa SA-7 nâng cấp có tầm bắn lên đến hơn 4km và có thể bắn trúng các mục tiêu bay cao hơn 2.280 m.

“Nhìn chung, tên lửa phòng không vác vai là vũ khí nhỏ gọn nhưng rất nguy hiểm. Hi vọng là Taliban không sử dụng hay chuyển giao số vũ khí này cho các tổ chức khủng bố”, Smith nói.

Chi tiết kho vũ khí khổng lồ Mỹ sản xuất rơi vào tay Taliban ở Afghanistan

Trong khi các khí tài quân sự đắt tiền rơi vào tay Taliban không khiến các quan chức Mỹ lo ngại, các vũ khí nhỏ gọn mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Daily Beast ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN