Tại sao Vạn Lý Trường Thành có hơn 100 cánh cửa bí mật?
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.
Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra tàn tích của hơn 130 cánh cửa bí ẩn trên Vạn Lý Trường Thành.
Cụ thể, dựa trên việc phân tích hình ảnh có độ phân giải cao cùng các chuyến đi thực tế, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy mỗi cánh cửa bí ẩn lại được thiết kế một cách khéo léo để tương thích với địa hình của từng địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, trong quá khứ, những lối đi bí mật này được xây dựng để dành cho những người làm nhiệm vụ do thám đi qua. Trong khi đó, có một số cánh cửa bí ẩn được xây dựng để đóng vai trò như các kênh liên lạc giữa bên trong và ngoài Vạn Lý Trường Thành, hoặc để giao thương buôn bán trong thời cổ đại.
Theo một số tài liệu lịch sử từ thời nhà Minh (1368-1644), các bộ lạc du mục được phép sử dụng những cánh cổng bí mật như vậy để chăn thả gia súc của họ giữa Thanh Hải và Hetao, phía Tây Bắc Trung Quốc, một khu vực có nguồn nước và cỏ dồi dào vào thời điểm đó.
Theo các chuyên gia, trước đây, ở Trung Quốc có rất ít nghiên cứu về các lối đi bí mật như vậy. Do đó, khám phá mới này được coi là một bước ngoặt có thể giúp nghiên cứu về cấu trúc sống động của Vạn Lý Trường Thành.
Một cánh cửa bí ẩn được tìm thấy trên Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Những đường hầm bí ẩn nhất ở Vạn Lý Trường Thành cũng đã được nhóm nghiên cứu tìm ra. Những lối đi này đã được các học giả trong các triều đại Đường, Tống, Minh và Thanh ghi chép lại.
Mặt của lối đi bí mật về phía kẻ địch được ngụy trang bằng gạch, trong khi mặt còn lại được để rỗng. Kẻ thù gần như không hề biết được vị trí của những lối đi từ bên ngoài, nhưng khi con đèo chính gần đó bị tấn công, binh lính có thể phá cổng từ bên trong, giống như phá vỏ trứng và thực hiện cuộc tấn công bất ngờ. “Đây là một minh chứng tuyệt vời về trí tuệ quân sự của Trung Quốc cổ đại", ông Li Zhe cùng nhóm nghiên cứu cho biết.
Dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ được tích lũy cho đến nay, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tiếp tục khôi phục "diện mạo thực sự" của Vạn Lý Trường Thành, từ đó giới thiệu một Vạn Lý Trường Thành hoàn chỉnh với thế giới.
"Kiến thức của chúng ta về Vạn Lý Trường Thành vẫn chưa đủ, và nghiên cứu về những cánh cửa bí mật vẫn chưa kết thúc" – ông Li Zhe nói.
Các binh sĩ phá bức tường ngụy trang của một lối đi bí mật ở Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Ngoài lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ.
Trước đó, các chuyên gia phát hiện Vạn Lý Trường không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu thông thường như đất, đá mà còn có những thành phần như gạo nếp, cây sậy. Trong đó, gạo nếp được dùng làm vữa sau khi được nấu chín và giã nhuyễn. Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng, chất amylopectin có trong gạo nếp giúp tạo sức bền cho các bức tường.
Hiện nay, Bát Đạt Lĩnh, phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành, nằm cách Bắc Kinh 70 km về phía Tây Bắc, được xây dựng từ thời nhà Minh, thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan mỗi ngày.
Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình đồ sộ nhất ở Trung Quốc, được xây dựng với mục đích bảo vệ Trung Hoa khỏi mối đe dọa từ các bộ lạc du mục phương...
Nguồn: [Link nguồn]