Tại sao Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa bất chấp dư luận quốc tế?

Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Nữ phóng viên Paula Hancocks của CNN đã đưa ra một lời giải thích cho hành động này của chính quyền Kim Jong-un.

Tại sao Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa bất chấp dư luận quốc tế? - 1

Hình ảnh do KCNA cung cấp về vụ phóng Hwasong-14 hôm 28/7.

Sáng nay (15/9), Triều Tiên lần thứ 2 phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Hiện tại chưa rõ đây là loại tên lửa gì, nhưng căn cứ vào quãng đường 3.700km và độ cao 770km mà vũ khí này đạt được, các chuyên gia quốc tế dự đoán là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm trung.

Hancocks bình luận, mỗi lần phóng tên lửa của Triều Tiên thể hiện thái độ khiêu khích. Tuy nhiên, mục đích sâu xa đáng lo ngại hơn nhiều.

Theo nữ phóng viên, mỗi lần phóng sẽ đưa chính quyền Kim Jong-un đến gần hơn với mục tiêu từng tuyên bố là có thể tấn công lục địa Mỹ bằng một tên lửa hạt nhân.

Tại sao Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa bất chấp dư luận quốc tế?

Trong năm nay, Bình Nhưỡng đã đạt bước tiến mới khi thử nghiệm ICBM. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, các thành phố lớn của Mỹ nằm trong phạm vi tấn công của ICBM mới. Tuy nhiên, chưa ai dám khẳng định tính chính xác trong phát ngôn của ông Kim.

Hancocks đưa ra một số câu hỏi vẫn cần giải đáp như:  Bình Nhưỡng có đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập bầu khí quyển Trái đất mà không bị đốt cháy? Đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên có đủ nhỏ để gắn vào mũi tên lửa?...

Ông Kim khẳng định họ đã khắc phục được các vấn đề trên. Nhưng một số chuyên gia bác bỏ tuyên bố đó.

Dù vậy, các quan chức Mỹ không dám ngó lơ phát ngôn của ông Kim. Họ phải làm việc dựa trên giả định chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đã đạt đến trình độ đó.

Lãnh đạo Trung Quốc và Nga từng nhận định, Triều Tiên sẽ không từ bỏ tham vọng hạt nhân. Chính quyền Bình Nhưỡng hy vọng qua các lần phóng thử, ICBM sẽ cải thiện và cuối cùng đạt được mục tiêu đặt ra là sở hữu kho vũ khí hạt nhân thực sự uy lực, nên thuyết phục ông Kim bỏ cuộc là điều bất khả thi, theo CNN.

Thực tế cho thấy, sau mỗi lần Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt mới, Triều Tiên lại đáp lại bằng những lời đe dọa tấn công và tiếp theo đó là các vụ phóng tên lửa, thậm chí là thử hạt nhân. Minh chứng gần đây nhất là vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hôm 3/9 và cả động thái tên lửa vào sáng sớm nay.

Nga và Trung Quốc cũng nhiều lần lặp lại ý kiến, các lệnh trừng phạt hay giải pháp quân sự không giúp cải thiện tình hình, mà chỉ khiến Bình Nhưỡng hung hăng hơn.

Tuy nhiên, Mỹ-Nhật-Hàn thống nhất quan điểm, muốn kiềm chế Triều Tiên thì phải gia tăng áp lực nhiều hơn nữa và giải pháp quân sự không nằm ngoài các lựa chọn.

Lí do Nhật Bản ”bất lực” nhìn tên lửa Triều Tiên bay qua

Dù dự đoán trước khả năng Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo nhưng Nhật Bản vẫn không phản ứng bằng cách khai hỏa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Oanh - CNN (Tiền Phong)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN