Tại sao Tào Tháo luôn thích vợ kẻ thù?
Tào Tháo có một câu nói rất nổi tiếng là: Mĩ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy chỉ có vợ của kẻ thù là làm ta thích thú.
Tào Tháo có sở thích kỳ quái khác thường là ham muốn vợ người (ảnh minh họa)
Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Quốc, một đời Nam chinh Bắc chiến, chiếm thành đoạt đất, uy danh lừng lẫy. Ông là người lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam quốc.
Khi đánh giá về Tào Tháo, hậu thế trong nước dùng hai chữ “gian hùng”, không phải là anh hùng. Bởi vì hầu hết các anh hùng đều có hình ảnh tích cực, còn Tào Tháo, mặc dù dũng cảm cơ mưu nhưng nhiều việc ông ta làm lại bị hậu thế chê trách, trong đó có sở thích kỳ quái khác thường, là ham muốn vợ người.
Mỗi khi hạ được một thành trì nào đó, ông ta đều muốn chiếm đoạt vợ và con gái của các tướng lĩnh bại trận.
Bài đăng trên Sohu viết rằng, Tào Tháo còn cho xây một tòa lâu đài, đặt tên là “Đồng tước Đài”, tức Đài Sẻ đồng, xuất phát từ sự việc khi ông đào sông Chương Hà, thuộc Hà Nam, Trung Quốc thì bắt được đôi chim sẻ đồng, bèn chọn xây tòa lâu đài này ở gần đó. Mục đích là để giam cầm những mĩ nữ mà ông mua chuộc, hoặc cưỡng bức mà bắt được.
Chính vì thế, việc Tào Tháo xây dựng Đồng tước Đài đã để lại cho người đời ấn tượng về một kẻ tàn bạo háo sắc. Ngay cả khi Tào Tháo có tài năng chính trị, quân sự phi phàm thì cũng không thay đổi được ấn tượng xấu của người đời đối với ông ta.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Tào Tháo thích phụ nữ đã có chồng? Nhiều người không thể lý giải nổi. Kỳ thực, ông ta có lý do riêng mà ít ai ngờ tới.
Trong số những người phụ nữ được Tào Tháo sủng ái, có những một số người là vợ của tướng bại trận trước Tào Tháo (ảnh minh họa)
Nhìn vào những người phụ nữ được Tào Tháo sủng ái, ngoài nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, còn có điểm chung quan trọng: họ đều là vợ của những tướng bại trận trước Tào Tháo.
Trong lúc Uyển Thành đang đại chiến, Tào Tháo phát hiện ra Trâu Thị, vợ góa của Trương Tế (chú của Trương Tú) nhan sắc mê hoặc, nên quyết đưa vào hậu cung của ông ta.
Trang Sohu cho biết thêm, Trâu Thị khi đó mất chồng, mềm yếu như bèo trôi dạt trên mặt hồ. Chính tình cảm của Tào Tháo đã khiến cho Trâu Thị lại tìm thấy hy vọng trong cuộc sống, trở thành một trong những người được Tào Tháo sủng ái.
Ngoài ham nhan sắc của Trâu Thị, có những lý do quan trọng hơn khiến cho Tào Tháo chiếm vợ của Trương Tế làm của riêng mình.
Mưu kế của Tào Tháo có tác dụng khi Trương Tú thay Trương Tế dẫn quân giao tranh. Trương Tú và bộ hạ khi nhìn thấy vợ góa của Trương Tế là Trâu Thị đứng bên cạnh và âu yếm Tào Tháo thì đã trở nên thất vọng, mất niềm tin vào chiến thắng, nên đã đầu hàng Tào Tháo.
Đó là điều mà Trương Tú và bộ hạ của ông không thể tưởng tượng nổi. Nghĩ đến Trâu Thị đem các bí mật quân sự đến cho Tào Tháo, những kế hoạch của họ đã bị Tào Tháo nắm hết, Trương Tú không dám tranh đoạt thành với Tào Tháo trước nguy cơ bị diệt vong và cũng biết rằng mình không cân sức khi đối đầu với Tào Tháo (theo Sohu).
Vợ của những tướng bại trận trước Tào Tháo hầu như đều có xuất thân từ gia tộc có thế lực (ảnh minh họa)
Ý kiến khác cho rằng, cuộc hôn nhân của Tào Tháo với những người phụ nữ này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thế lực của ông ta ở địa phương nơi ông đánh chiếm.
Tài liệu đăng tải trên trang Kknews viết, vợ của những tướng bại trận trước Tào Tháo không hoàn toàn là người có nhan sắc, nhưng họ hầu như đều có xuất thân từ gia tộc có thế lực. Vì vậy, bằng cách lấy những người này làm vợ, Tào Tháo đã nhận được ủng hộ của thế lực mạnh đứng sau người phụ nữ này, ở vùng đất đó.
Đây cũng được cho là một trong những lý do làm cho Tào Tháo có thể thắng được Viên Thiệu, một trong những chư hầu có binh hùng tướng mạnh, mưu sĩ đông đảo, tương quan vượt trội so với Tào Tháo.
Nhiều tướng lĩnh của Viên Thiệu đã bí mật giao thiệp với người của Tào Tháo, nên Tào Tháo nắm được bí mật quân sự của Viên Thiệu.
Có được sự ủng hộ của thế lực gia tộc các thê thiếp xung quanh Tào Tháo cũng như vợ của những tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo, chiến thắng đến với Tào Tháo không còn nhiều trở ngại.
Theo Thường Chí Cường trong “Tào Tháo toàn truyện”, các nhà Sử học Trung Quốc cho rằng, trong lịch sử có không ít những cuộc “hôn nhân chính trị” mà đằng sau cuộc hôn nhân là những thỏa thuận chính trị trần trụi và Tào Tháo đã vận dụng điều này một cách xuất sắc.
Mặc dù người đời chế nhạo Tào Tháo là kẻ háo sắc, thích vợ người nhưng có lẽ ông ta hiểu rõ hơn ai hết bản thân đã đạt được điều gì quan trọng hơn cả nhan sắc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, sự xa hoa, trụy lạc của Tào Tháo được thể hiện rõ nét nhất qua việc xây dựng đài Đồng Tước...
Nguồn: [Link nguồn]