Tại sao Nga không còn sản xuất thêm tàu sân bay?

Có một điều dễ nhận thấy là các chiến hạm cỡ lớn đang dần vắng bóng trong các cuộc diễu binh của Hải quân Nga trong thời gian gần đây

Nga đang dần trở nên kém mặn mà với việc chế tạo các loại chiến hạm cỡ lớn? (Ảnh:USNI News)

Nga đang dần trở nên kém mặn mà với việc chế tạo các loại chiến hạm cỡ lớn? (Ảnh:USNI News)

Sự xuất hiện của một đội tàu mới trong cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Hải quân Nga ở Saint Petersburg đã phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của hải quân nước này, nhờ những bước tiến từ chương trình hiện đại hóa sâu rộng.

Được lập ra lần đầu vào năm 1939 như một ngày lễ hàng năm của Liên Xô, nhằm “huy động quần chúng xây dựng một lực lượng Hải quân của Công nhân và Nông dân Liên Xô”, ngày Hải quân Nga, từng bị hủy bỏ vào năm 1980, được phục hồi vào năm 2006 bởi sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2017, thành phố Saint Petersburg, một điểm đóng quân trọng yếu của Hải quân Nga, mới được chỉ định là địa điểm vĩnh viễn tổ chức cuộc diễu hành chính, nhằm phô diễn các loại khí tài tiên tiến kết hợp với các loại tàu chiến thế hệ cũ nhưng mang ý nghĩa lịch sử của nước này.

Tuy nhiên, cuộc diễu binh năm nay lại có một vài thiếu sót đáng chú ý. Đầu tiên là sự biến mất của Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Nga tính tời thời điểm hiện tại. Nguyên nhân ban đầu được cho là vì chiếc tàu đang phải tiến hành sửa chữa trên diện rộng sau một tai nạn nghiêm trọng vào cuối năm ngoái.

Kế tiếp là sự vắng mặt của chiến hạm tuần dương Petr Velikiy (Peter Đại đế), tàu quân sự mặt nước lớn nhất thế giới và là ngôi sao của cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Hải quân trong năm 2017. Tuy nhiên, trong bối cảnh 40 đội diễu hành hùng hậu đang cố phản ánh sự chuyển đổi từ từ của Hải quân Nga thành một lực lượng phản ứng nhanh mang tính cục bộ, việc loại bỏ tàu Petr Velikiy cũng phần nào là điều dễ hiểu.

Đô đốc Kuznetsov hiện vẫn đang là tàu sân bay duy nhất của Nga cho đến nay (Ảnh: National Interest)

Đô đốc Kuznetsov hiện vẫn đang là tàu sân bay duy nhất của Nga cho đến nay (Ảnh: National Interest)

Chiếm vị trí con thoi của cuộc diễu hành năm nay lại là tàu khu trục lớp Gorshkov thứ hai, mang tên Đô đốc Kosotonov, có lượng giãn nước 4.500 tấn và được trang bị hệ thống chống ngầm / chống ngư lôi Paket-E / NK mà Nga đang sở hữu độc quyền. Cũng có mặt trong buổi diễu hành còn có Gremyashchiy, lá cờ đầu của lớp tàu hộ tống hạng nặng Gremyashchiy đời mới, kế thừa những tiến bộ kỹ thuật của loại tàu chiến lớp Stereguschiy trứ danh.

Lý do chính đáng từ những sự vắng mặt trên được Tổng thống Vladimir Putin giải thích trong thông cáo báo chí của  ngày Hải quân Nga: đang có sự đồng thuận ngày càng lớn xung quanh việc chế tạo các tàu nhỏ gọn, có khả năng cơ động cao, như một tương lai của các loại tên lửa chống hạm / hành trình của Nga.

Điều này được cuju Đại úy Leonid Yudnikov tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm buổi diễu hành đang diễn ra:

“Vấn đề tàu mặt nước của Nga hiện được giải quyết bằng cách tăng việc chế tạo các loại tàu tên lửa nhỏ, những thứ đã trở nên hiệu quả trong việc tấn công khủng bố ở Syria với sự trợ giúp của tên lửa hành trình…

Nga đang hướng tới phát triển các loại chiến hạm có kích thước nhỏ gọn hơn (Ảnh: Maritime Executive)

Nga đang hướng tới phát triển các loại chiến hạm có kích thước nhỏ gọn hơn (Ảnh: Maritime Executive)

Một tên lửa hiện đại, trước mắt là các loại tên lửa hành trình như Calibre, đã trở nên nhỏ gọn, trong khi tầm bắn của chúng lại dài hơn, từ 2.000 đến 2.500 km. Và chúng rất thuận tiện khi được đặt trên các tàu quân sự nhỏ, vì những tàu này có khả năng điều hướng tốt. Nếu được bảo trì thường xuyên, chúng có thể hoạt động ở cả các vùng lãnh hải lẫn vùng nước nhỏ.”

Chính sự tập trung một cách thực dụng này vào các tàu nhỏ, tiết kiệm chi phí đã giúp chương trình hiện đại hóa của Hải quân Nga được duy trì một cách toàn diện, như Tổng thống Putin đã phát biểu trong ngày diễu hành: “Mức độ hiện đại trong vũ trang và thiết bị quân sự của hải quân Nga đã vượt mức 62%.”. Đáng chú ý, một phần đáng kể trong con số 62% mà ông Putin đề cập đến từ các tàu chiến được đóng từ thời Liên Xô, nhưng được trang bị vũ khí và thiết bị điện tử hiện đại.

Dù thế nào đi nữa, đội hình diễu hành nhỏ gọn của năm 2019 cho thấy Hải quân Nga đã có những bước tiến đáng kể, đôi lúc khắc nghiệt, trong nhiều thập kỷ qua để mở đường cho những tầm nhìn mới, bằng cách loại bỏ đáng kể những di sản thừa thãi từ thời Liên Xô.

Vì sao tàu sân bay Mỹ ”không dám” tiến vào eo biển Hormuz suốt từ tháng Năm?

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đã được điều động tới Trung Đông từ tháng Năm nhưng cho tới nay, tàu chiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - National Interest ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN