Tại sao Mỹ khẩn trương giới hạn giá dầu của Nga?

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Những ngày này Mỹ đang tìm cách thuyết phục các nhà nhập khẩu dầu lớn, bao gồm cả những khách hàng chủ chốt của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ, tán thành kế hoạch giới hạn giá dầu mua của Nga. Đằng sau sự khẩn trương đó là gì?

Mỹ và các nền kinh tế phương Tây đang cảnh giác với khả năng giá dầu thô quốc tế tăng đột biến vào cuối năm nay khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) với việc cung cấp bảo hiểm và tài chính cho hoạt động vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển có hiệu lực vào tháng 12, theo trang OilPrice.

Không thể chối bỏ vai trò của dầu Nga với thế giới

Khi đó, Nga sẽ bị loại ra khỏi hơn 90% thị trường bảo hiểm vận chuyển dầu toàn cầu vì hầu hết các cảng không cho phép tàu chở dầu cập cảng trừ khi các tàu có bảo hiểm đầy đủ. Nhóm Các câu lạc bộ P&I quốc tế (có trụ sở tại Anh, bao gồm hầu hết các công ty bảo hiểm của Anh, châu Âu, Mỹ) đảm nhận 95% thị trường bảo hiểm tàu chở dầu toàn cầu.

Bất kể trừng phạt từ phương Tây, sản lượng dầu thô và tinh chế của Nga trong tháng 6 tăng 5% lên mức trung bình 10,7 triệu thùng/ngày, theo tờ Kommersant (Nga). Ảnh: OILPRICE

Bất kể trừng phạt từ phương Tây, sản lượng dầu thô và tinh chế của Nga trong tháng 6 tăng 5% lên mức trung bình 10,7 triệu thùng/ngày, theo tờ Kommersant (Nga). Ảnh: OILPRICE

Điều này sẽ làm tê liệt nghiêm trọng dòng chảy của dầu Nga trên toàn cầu, có khả năng khiến giá dầu tăng cao kỷ lục, điều sẽ gây khó khăn rất lớn cho chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vốn chỉ mấy ngày trước còn tự tin rằng "giá xăng đang giảm ở một trong những tốc độ nhanh nhất mà chúng ta từng thấy trong hơn một thập niên”.

Ngoài ra, giá nhiên liệu tăng cao sẽ tiếp tục gây ra lạm phát cao vốn đang ở mức kỷ lục trong 40 năm và làm phức tạp thêm nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chế ngự lạm phát bằng các đợt tăng lãi suất.

Chưa kể nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ bị chao đảo với chi phí nhiên liệu và năng lượng khổng lồ, đồng thời khiến lạm phát tràn lan thậm chí còn cao hơn.

Vì vậy, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu do Mỹ dẫn đầu đang xem xét từ bỏ lệnh cấm bảo hiểm và tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu của Nga, nếu dầu đó được mua bằng hoặc thấp hơn một mức giá nhất định.

Các quan chức Mỹ thừa nhận với tờ Financial Times rằng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm của Nga quá lớn so với thị phần dầu toàn cầu.

“Chúng tôi muốn giữ nó (dầu của Nga) được bán ở đâu đó trong nền kinh tế toàn cầu để giữ giá dầu toàn cầu giảm, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng Nga không kiếm được lợi nhuận quá mức từ những đợt bán đó. Và giới hạn giá là câu trả lời mà chúng tôi đưa ra để phục vụ cả hai mục tiêu đó” - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với đài NPR tuần trước.

Mỹ cần Trung Quốc và Ấn Độ hợp tác

Tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa có quyết định cuối. Ông Amos Hochstein, điều phối viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ về các vấn đề năng lượng quốc tế cho biết Mỹ và các đối tác đang cố gắng hoàn thiện cơ chế hoạt động của kế hoạch này.

Trong nhiều tuần, chính quyền ông Biden đặc biệt Bộ trưởng Yellen đã tích cực vận động các nước nhập khẩu dầu Nga – trong đó có hai nhà nhập khẩu lớn là Trung Quốc và Ấn Độ - đồng ý với kế hoạch giới hạn giá, nhiều quan chức Mỹ trao đổi với Financial Times.

Theo trang OilPrice, việc thực hiện giới hạn giá sẽ là một cam kết đầy thách thức, và lý tưởng là cần có Trung Quốc và Ấn Độ tham gia để có tác động thực sự.

Hai nhà nhập khẩu lớn của châu Á có thể hứng thú với ý tưởng về mức trần giá vì điều này sẽ giúp giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng, một quan chức cấp cao của G7 nói với hãng tin Reuters tuần rồi. Những tháng gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường mua dầu giảm giá mạnh của Nga, trong khi các khách hàng châu Âu giảm nhập khẩu.

Nga sẽ không ngồi yên?

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng việc giới hạn giá không chỉ khó thực hiện mà còn có thể khiến Nga trả đũa bằng cách ngừng xuất khẩu dầu. Tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng Nga sẽ không cung cấp dầu cho thị trường toàn cầu nếu giới hạn giá ở mức thấp hơn giá thành sản xuất của Nga.

Quyết liệt hơn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cảnh cáo rằng Nga “sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia sẽ áp đặt trần giá". Thay vào đó, Nga sẽ chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm thô và tinh chế sang những quốc gia "sẵn sàng hợp tác với chúng tôi".

Chưa biết tình hình sẽ thế nào khi Bộ trưởng Mỹ Yellen từng nhiều lần nói rằng giới hạn giá sẽ không ở mức dưới chi phí sản xuất của Nga.

Mỹ xả kho dự trữ để “cứu” giá dầu, kinh tế Nga “khoẻ không tưởng”

Chính quyền Tổng thống Joe Biden hôm 26-7 cho biết họ sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) như một phần của kế hoạch khai thác cơ sở này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Khoa ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN