Tại sao Hung Nô không bị nhà Hán đô hộ dù đã suy yếu và lãnh thổ chia năm xẻ bảy?

Dù từng chinh phạt và chiến thắng Hung Nô ở nhiều thời điểm sau này, song nhà Hán, kể cả trong thời kỳ cực thịnh, vẫn không thể xóa sổ và sáp nhập hoàn toàn đế chế phương bắc vào lãnh thổ của mình.

Quân Hán giành nhiều chiến thắng trước Hung Nô song không thể khuất phục hoàn toàn đế chế này

Quân Hán giành nhiều chiến thắng trước Hung Nô song không thể khuất phục hoàn toàn đế chế này

Hung Nô, nhà nước được hình thành bởi các bộ lạc du mục phương bắc từng là một đế chế hùng mạnh trong lịch sử cổ đại. Đặc biệt, dưới thời Mặc Đốn, một trong những vị thiền vu vĩ đại nhất trong lịch sử, đế chế này từng nhiều lần chiến thắng quân Hán, buộc triều đại Trung Hoa phải chịu thần phục và cống nạp suốt một thời gian dài.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi sau khi Mặc Đốn qua đời. Hung Nô rơi vào loạn lạc và tranh chấp bởi các đời thiền vu sau này. Trong khi đó, nhà Hán sau một thời gian dài ổn định, đã trở nên phát triển lớn mạnh về các mặt chính trị, kinh tế và quân đội, đặc biệt sau khi Hán Vũ Đế lên ngôi vào năm 140 trước CN.

Là một hoàng đế đầy tham vọng, Hán Vũ Đế ngay khi mới lên ngôi đã nuôi mộng bành trướng lãnh thổ, đặc biệt là vùng lãnh thổ phương bắc. Ông nhanh chóng phế bỏ chính sách hòa bình với Hung Nô, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng binh lực và lương thảo cho việc bắc tiến.

Suốt quãng thời gian từ năm 133 đến tận năm 119 trước CN, nhà Hán liên tục tổ chức các chiến dịch quy mô lớn vào lãnh thổ Hung Nô. Quân đội Hán, với số lượng đông đảo và thiện chiến hơn, đã liên tục giành nhiều thắng lợi lớn. Các danh tướng như Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh liên tục lập đại công, tiêu diệt hàng vạn quân Hung Nô và thu được nhiều vùng đất đai về tay nhà Hán.

Hán Vũ Đế là người có tham vọng bành trước lãnh thổ, đặc biệt là về phía bắc

Hán Vũ Đế là người có tham vọng bành trước lãnh thổ, đặc biệt là về phía bắc

Trước những cuộc tấn công liên tục từ nhà Hán, sức mạnh của đế chế Hung Nô ngày một suy yếu. Cho đến thời điểm năm 119 trước CN, Hung Nô gần như mất hoàn toàn vùng lãnh thổ ở phía nam sa mạc Gobi, và không còn là mối đe dọa đối với các triều đại ở vùng Trung Nguyên.

Nhưng dù vượt trội về các mặt kinh tế, quân đội, cũng như không ngừng nuôi mộng bành trướng lãnh thổ, song Hán Vũ Đế vẫn chưa thể biến toàn bộ lãnh thổ Hung Nô thành một phần lãnh thổ của mình.

Lý giải cho việc này, một số sử gia đã đưa ra một số phân tích như sau:

Hung Nô là một đế chế được tạo thành bởi nhiều tộc người du mục khác nhau. Hán Vũ Đế dù đã nhiều lần đánh bại quân đội của các thiền vu Hung Nô, tiêu diệt nhiều chiến binh và cướp về nhiều dân thường, của cải, song số lượng dân du mục còn sót lại ở toàn bộ vùng thảo nguyên phía bắc vẫn còn rất đông, người này đi thì người khác tới. Họ vẫn có khả năng tập hợp thành các bộ lạc mới và dần dần phát triển mạnh mẽ hơn.

Đế chế Hung Nô được hình thành bởi nhiều bộ tộc du mục khác nhau, nên khó bị đồng hóa

Đế chế Hung Nô được hình thành bởi nhiều bộ tộc du mục khác nhau, nên khó bị đồng hóa

Các cuộc tấn công quân sự của Hán Vũ Đế về cơ bản đã làm suy yếu đế chế Hung Nô, giúp các bộ tộc du mục khác từng bị người Hung Nô xâm chiếm và nô dịch có cơ hội ly khai, và gây chia rẽ giới cầm quyền của đế chế này. Tuy nhiên, điều này không loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa của Hung Nô đối với triều đại Tây Hán, và cũng không thể loại bỏ vĩnh viễn mối đe dọa của người du mục phương bắc đối với xã hội nông nghiệp tại vùng Trung nguyên.

Một số ý kiến cho rằng người Hán có thể di cư đến nơi ở của người Hung Nô với số lượng lớn, và đồng hóa các bộ tộc lạc thiểu số tại đây. Điều này cũng không hoàn toàn khả thi do địa hình phía Bắc phần lớn là thảo nguyên và hoang mạc, gần như không có điều kiện thích hợp cho việc định cư, canh tác và trồng trọt. Vì thế, dù có di cư đến phương Bắc, người Hán nhiều khả năng sẽ bị “đồng hóa ngược” và trở thành dân du mục.

Do đó, xuyên suốt chiều dài lịch sử của mình, các triều đại Trung Hoa không thể xóa bỏ tận gốc tầm ảnh hưởng của các đế chế láng giềng từ phương bắc, thế giới nông nghiệp không thể lấn át hoàn toàn thế giới du mục.

Dù vậy, những nỗ lực của người Hán đã khiến đế chế Hung Nô dần phân hóa và chính thức bị chia cắt thành 2 phần bắc-nam từ năm 60 sau CN. Trong khi phía nam Hung Nô đã hoàn toàn thần phục và bị coi như một lãnh thổ tự trị của Trung Hoa, thì ở phía Bắc, một bộ phận người Hung Nô vẫn không chịu khuất phục người Hán và tiến hành cuộc di cư ồ ạt sang các vùng đất phương Tây. Lúc này, lịch sử Hung Nô đã bước sang một chương hoàn toàn mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị bạo chúa Hung Nô khiến đế chế La Mã rung chuyển, cả châu Âu khiếp sợ

Trong 19 năm cai trị của mình, thiền vu Attila đã đưa Hung Nô đến thời cực thịnh với nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu, khiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN