Tại sao hầu hết chuột thí nghiệm đều là con đực?
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra thực tế rằng trong số các loài động vật được sử dụng trong các thí nghiệm khoa học, số lượng con đực thường vượt trội so với con cái.
Đang có sự "mất cân bằng giới tính" trong số lượng chuột được đem thí nghiệm? (Ảnh minh họa)
Ngày nay, phụ nữ đã chiếm khoảng một nửa số người được tham gia các thí nghiệm khoa học lâm sàng. Nhưng trong các thí nghiệm trên động vật, đặc biệt là với loài chuột, vẫn không có sự công bằng về vấn đề giới tính.
Năm 2011, 2 nhà nghiên cứu Annaliese K. Beery và Irving Zucker đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát mà họ thực hiện về giới tính các loài chuột được đem thí nghiệm. Kết quả họ đưa ra rất đáng chú ý: trong 8 trên 10 cá thể chuột được thí nghiệm, số lượng con đực bao giờ cũng vượt trội so với con cái. Điều đó được thấy rõ nhất trong các thí nghiệm thần kinh học (tỷ lệ đực- cái là 5,5-1), dược lý học (5-1) và sinh lý học (3,7-1). Và đó chỉ là những nghiên cứu xác định giới tính của động vật.
Theo Beery và Zucker, lý do cơ bản khiến chuột cái luôn bị loại khỏi các thí nghiệm mà các nhà khoa học thường đưa ra là: những khác biệt về mặt sinh lý giữa 2 giới. Họ lo sợ rằng chu kỳ nội tiết tố của chuột cái sẽ làm hỏng kết quả thí nghiệm.
Nhưng nghiên cứu gần đây, trong đó bản phân tích tổng hợp năm 2014 của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Mỹ, chỉ ra rằng không có sự phân biệt các điều kiện thể chất giữa con đực và con cái.
Dù vậy, chúng vẫn có một số khác biệt: nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình mẫn cảm với các cơn đau ở chuột đực và cái có sự vận hành khác nhau. Chẳng hạn, chuột cái thường chịu đựng các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng và đột quỵ nhiều hơn con đực. Nhưng một điều nghịch lý là hầu hết nghiên cứu về những đặc điểm này chủ yếu chọn đối tượng là các cá thể chuột đực.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Trong một bài viết trên tạp chí Nature, Beery và Zucker đề xuất cầu các nhà khoa học nên tiết lộ số con đực và cái trong các nghiên cứu của mình, và những cơ quan tài trợ cho các thí nghiệm khoa học cũng nên đặt vấn đề này là ưu tiên hàng đầu.
Bằng cách minh bạch về giới tính của động vật được thí nghiệm, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn kết quả của mình được áp dụng cho đối tượng nào hơn thay vì phác thảo chúng một cách hời hợt.
Hiện vẫn chưa rõ ý tưởng này sẽ có tác động như thế nào đối với các nghiên cứu lâm sàng về sau. Nhưng dù sao, việc đặt vấn đề tưởng chừng vô hình này ra ánh sáng ít nhất sẽ giúp chúng được giải quyết dễ dàng hơn.
Thấy chuột bạch trong bát nước, con trăn từ từ tiếp cận, nhưng nó không có ý định ăn thịt đối phương hay uống nước,...
Nguồn: [Link nguồn]