Tại sao Hàn Quốc phát nhạc K-Pop ở biên giới giáp Triều Tiên?

Dọc theo biên giới giáp Triều Tiên, hệ thống đài phát thanh của Hàn Quốc phát về mọi thông tin như cuộc sống ở Hàn Quốc, dự báo thời tiết, âm nhạc với âm lượng lớn.

Tại sao Hàn Quốc phát nhạc K-Pop ở biên giới giáp Triều Tiên? - 1

Lính Triều Tiên đứng gác tại biên giới trong khi lính Hàn Quốc đang trò chuyện ở phía bên kia

Theo báo Anh The Guardian, trong khi nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng gia tăng, tại biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc, người ta đang thấy một dạng rất khác của chiến tranh.

Sau cuộc đào tẩu táo bạo của một người lính Triều Tiên hồi tháng trước, Hàn Quốc đã thông báo tin tức về vụ đào tẩu này trên đài phát thanh biên giới cho quân đội và dân thường Triều Tiên nghe.

Chương trình phát thanh có thể nghe thấy từ khoảng cách 24 km vào ban đêm và 10 km vào ban ngày. Trong đó, thông tin được phát rất chi tiết, từ hành động táo bạo của người lính cho đến việc anh ta có ký sinh trùng trong bụng và các vết thương do đạn gây ra.

Chương trình phát thanh của Hàn Quốc được phát từ 11 địa điểm dọc biên giới, là một sự kết hợp của tin tức, tin tuyên truyền và âm nhạc. Nó dường như có mục đích kêu gọi người dân Triều Tiên “ngừng mơ mộng vào chế độ của ông Kim Jong-un”, tờ Guardian viết.

Bên cạnh nội dung chính trị, chương trình phát thanh tập trung vào dự báo thời tiết, tin tức trong nước và quốc tế, kịch phát thanh, nhạc K-pop và những cuộc thảo luận sôi nổi về cuộc sống ở Hàn Quốc giàu có và tự do.

Seoul tái khởi động chương trình phát thanh này vào tháng 8.2015 - sau 11 năm im lặng - khi hai người lính của họ bị thương nặng ở biên giới vì bom mìn được tin là của Triều Tiên gài.

Triều Tiên lên án các chương trình phát sóng, đe dọa hủy diệt loa phóng thanh – những chiếc loa có vị trí bí mật.

Nhưng trên thực tế, chiến dịch “tấn công bằng âm thanh” của Seoul hiệu quả đến mức nào? Trong khi nó có thể ảnh hưởng tới tinh thần của quân đội Triều Tiên đóng ở biên giới, hầu hết người Triều Tiên sống ở xa lại không thể nghe thấy chương trình phát thanh.

Tuy nhiên, một số người đào tẩu khỏi Triều Tiên nói rằng họ đã “nghi ngờ về chế độ” sau khi nghe chương trình phát thanh “Tiếng nói tự do” của Hàn Quốc qua radio sóng ngắn và xem phim truyền hình Hàn Quốc nhập lậu.

“Với hậu quả thảm khốc có thể xảy ra nếu Bình Nhưỡng và Washington xung đột hạt nhân, có lẽ chúng ta nên cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cuộc đối đầu giữa hai miền Triều Tiên hiện mới chỉ qua sóng phát thanh”, Guardian kết bài.

Hành động quyết liệt của Mỹ-Hàn nhằm đáp trả Triều Tiên

Mỹ và Hàn Quốc vừa có một động thái quyết liệt một tuần sau khi Triều Tiên phóng tên lửa mạnh chưa từng có.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN