Tại sao giờ cả Đông cả Tây tích cực vụ khẩu trang, khác trước?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Quan điểm về chuyện đeo khẩu trang gần đây thay đổi một phần vì diễn biến dịch xấu nhanh và một phần nhờ mọi người đã hiểu thêm về cơ chế lây lan của virus.

WHO đã không còn chủ trương chỉ người bệnh, người chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang, còn người bình thường thì không cần. Ảnh: AP

WHO đã không còn chủ trương chỉ người bệnh, người chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang, còn người bình thường thì không cần. Ảnh: AP

Cụm từ cả Đông lẫn Tây nhắc đến trong những ngày này và đặc biệt là hôm qua (3-4) là khẩu trang.

Trước giờ thậm chí mới vài ngày trước Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chủ trương chỉ người bệnh, người chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang, còn người bình thường thì không cần.

WHO, Mỹ, Singapore, Nhật…đều đã cởi mở việc đeo khẩu trang

Tuy nhiên đến ngày hôm qua (3-4) Tiến sĩ Mike Ryan – Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp thuộc WHO dù vẫn nói đối tượng ưu tiên đeo khẩu trang là nhân viên y tế nhưng cũng đã khuyên người dân đeo khẩu trang tự làm, khẩu trang vải hay dùng các hình thức che mũi miệng để ngăn bị lây nhiễm.

Theo ông Ryan, đeo khẩu trang sẽ là một phần trong chiến lược toàn diện chống COVID-19, cùng với các biện pháp rửa tay và giãn cách xã hội.

Tại Mỹ, Họp báo về COVID-19 ngày 3-4, Tổng thống Donald Trump cũng nói Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến cáo người dân mang các loại khẩu trang không phải khẩu trang y tế khi đi ra nơi công cộng, dù mới là kêu gọi tự nguyện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo về COVID-19 tại Nhà Trắng ngày 3-4. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo về COVID-19 tại Nhà Trắng ngày 3-4. Ảnh: AP

Cùng ngày 3-4 Tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Các bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cũng khuyến cáo người dân dùng các biện pháp che mặt khi ra nơi công cộng.

Tiến sĩ Harvey Fineberg tại Học viện Khoa học Quốc gia (Mỹ) khuyên dân khi đến nơi công cộng nên đeo khẩu trang, nếu không có thì dùng khăn tay.

Tại Singapore, từ hôm nay (4-4) chính phủ sẽ phân phát khẩu trang có thể dùng lại đến mọi hộ gia đình, theo lời Thủ tướng Lý Hiển Long.

Ngày trước đó, phát biểu thông điệp về COVID-19, Thủ tướng Lý nói chính phủ sẽ không can ngăn người dân đeo khẩu trang nữa. Tuy nhiên Thủ tướng Lý vẫn nhấn mạnh người dân nên nhường khẩu trang y tế các lực lượng nhân viên y tế.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu thông điệp về COVID-19 ngày 3-4. Ảnh: CNA

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu thông điệp về COVID-19 ngày 3-4. Ảnh: CNA

Đài CNN ngày 3-4 cũng đưa tin Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói đến cuối tháng này chính phủ sẽ khởi động chương trình phân phát khẩu trang có thể tái sử dụng cho dân.

Cụ thể, trong tình hình thiếu hụt này thì trước mắt mỗi hộ gia đình sẽ được nhận 2 khẩu trang. Ưu tiên của chính phủ là trước mắt phân phát cho 50 triệu hộ dân ở các khu vực bị dịch hoành hành nghiêm trọng. Đây là động thái tích cực chống COVID-19 của chính phủ Nhật, dù việc Thủ tướng Abe đề xuất chỉ phát 2 khẩu trang cho mỗi hộ gia đình bị nhiều người dân phản ứng là quá ít, không đủ nhanh, do đó sẽ không đủ hiệu quả trong kiềm chế lây lan.

Tại sao các nước tích cực nhắc đeo khẩu trang lúc này?

Tại sao nhiều nước quan tâm hơn đến việc đeo khẩu trang vào lúc này, mà không phải ngay từ đầu dịch? Nhiều ý kiến cho rằng quan điểm về chuyện đeo khẩu trang những ngày gần đây đã thay đổi một phần vì diễn biến dịch xấu nhanh và một phần nhờ mọi người đã hiểu thêm vì cơ chế lây lan của virus.

Theo đài WZTV (Mỹ), ban đầu người ta vẫn nghĩ virus chỉ lây lan thông qua các giọt bắn khi người nhiễm ho, hắt hơi. Và khi đại dịch mới bắt đầu, nhiều người vẫn nghĩ đeo khẩu trang không giúp tạo khác biệt gì.

Thống đốc bang Colorado (Mỹ) - ông Jared Polis đeo khẩu trang và khuyên người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, trong cuộc họp báo ngày 3-4 về COVID-19. Ảnh: TWITTER

Thống đốc bang Colorado (Mỹ) - ông Jared Polis đeo khẩu trang và khuyên người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, trong cuộc họp báo ngày 3-4 về COVID-19. Ảnh: TWITTER

Tuy nhiên gần đây nhiều chuyên gia y tế cho rằng virus có thể lan truyền dễ dàng từ người này sang người khác chỉ qua nói chuyện gần với nhau, thậm chí chỉ đứng thở gần nhau, chứ chưa cần đến ho hay hắt hơi.

Thêm nữa, tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng đang ở mức cao, vì thế mọi người dân cần cẩn trọng hơn khi tiếp xúc với người khác. Nhiều người bắt đầu có suy nghĩ không biết mình đã bị nhiễm chưa và có lây cho người khác không, và người mình đang tiếp xúc đã bị nhiễm chưa.

Tại Singapore ngày 3-4, phát biểu trước toàn dân về chủ trương cởi mở với việc đeo khẩu trang, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nói Singapore đi tới quyết định này vì nhận thấy tình hình đã thay đổi.

“Lúc này chúng ta có chứng cứ cho thấy người nhiễm không có triệu chứng vẫn có thể truyền virus cho những người khác” – ông nói.

Theo Thủ tướng Lý, đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ người khác trong trường hợp người nhiễm không biết mình đã nhiễm. Đeo khẩu trang cũng có thể giúp bảo vệ người lớn tuổi vốn nhiều bệnh nền, rủi ro tử vong cao nhỡ bị lây nhiễm COVID-19. 

Còn tại Mỹ, trước khi ông Trump và CDC chính thức lên tiếng đề nghị thì trong cộng đồng cũng đã xuất hiện lời kêu gọi dân đeo khẩu trang.

Nhiều người dân New York (Mỹ) đã đeo khẩu trang trước khi chính phủ chính thức khuyến cáo. Ảnh: EPA

Nhiều người dân New York (Mỹ) đã đeo khẩu trang trước khi chính phủ chính thức khuyến cáo. Ảnh: EPA

Theo Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams, CDC có thay đổi trong hướng dẫn chống COVID-19 vì ngày càng thêm nhiều chứng cứ cho thấy những người nhiễm không có triệu chứng vẫn có thể lây cho người khác. Giữa tuần này Nhà Trắng (Mỹ) cũng nói có nghiên cứu cho thấy virus có thể lây lan thông qua “thở bình thường”.

“Với các chứng cứ mới, CDC và đội đặc nhiệm chống COVID-19 khuyến cáo mọi người dùng vải che mặt nơi công cộng, đặc biệt những nơi mà các biện pháp giãn cách xã hội khó được tuân thủ nghiêm, chẳng hạn các cửa hàng tạp hóa, các nhà thuốc” – Tổng Y sĩ Mỹ Adams nói.

“Vui lòng để lại khẩu trang N95, các đồ dùng y tế cho các chuyên gia, nhân viên y tế, và những người ở tuyến đầu chống dịch. Cần làm rõ đây không phải là biện pháp thay thế cho việc giãn cách xã hội. Và vui lòng nhớ biện pháp này là tôi bảo vệ bạn, và bạn bảo vệ tôi” - Tổng Y sĩ Mỹ Adams nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên nhân chính khiến Covid-19 lây lan siêu tốc ở Mỹ

Một cuộc điều tra mới đây của kênh ABC News phối hợp với các chuyên gia y tế đã giải thích nguyên nhân vì sao Covid-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐĂNG KHOA ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN