Tại sao bán đảo Crimea là “nút thắt” cho cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Vai trò quan trọng của bán đảo Crimea

Năm 2014, bán đảo Crimea ở Biển Đen được sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu ý dân. Đây nơi tập trung một số căn cứ quân sự quan trọng của Nga và là một trong những địa điểm để Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.

Kiểm soát Crimea cũng như hành lang trên đất liền từ Zaporizhzhia giúp quân đội Nga có thể đe dọa các vị trí của Ukraine từ phía Nam và cung cấp cho Hạm đội Biển Đen một căn cứ tiền phương ở thành phố cảng Sevastopol để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa.

Giành lại bán đảo Crimea là một trong những một tiêu hàng đầu của Ukraine. Ảnh: Getty Images

Giành lại bán đảo Crimea là một trong những một tiêu hàng đầu của Ukraine. Ảnh: Getty Images

Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu cần giành lại bán đảo Crimea, đồng thời khẳng định sẽ không từ bỏ nỗ lực giành lại khu vực phía Đông cũng như các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát từ 24/2/2022 đến nay.

Trong những tháng gần đây, quân đội Ukraine đã phát động một cuộc phản công ở phía Nam theo hướng Crimea và tuyên bố giành lại Kherson - thành phố quan trọng nằm giáp với bán đảo này.

Với sự hỗ trợ của xe tăng chiến đấu chủ lực và vũ khí phương Tây, lực lượng vũ trang Ukraine có thể sẽ tiến hành các cuộc phản công mới để giành lại các vùng lãnh thổ ở phía Nam và phía Đông, cũng như đặt ra kịch bản về việc giành lại quyền kiểm soát Crimea.

Ukraine liệu có thành công giành lại Crimea?

Nhìn nhận một cách thực tế, ít ai dám chắc Ukraine có thể giành lại vùng đất này bằng biện pháp quân sự, kể cả khi Kiev đạt được mục tiêu trong các chiến dịch sắp tới – được cho sẽ xuyên qua tỉnh Zaporizhzhia để cắt đứt hành lang trên bộ mà Nga sử dụng để tiếp tế từ Crimea.

“Chắc chắn, rất nhiều người tin rằng chúng ta phải chiến đấu vô thời hạn để tái chiếm Crimea bất kể tổn thất thế nào. Nhưng trong thâm tâm, hầu hết những người hiểu chuyện đều biết rằng điều đó là không thể. Vấn đề là gần như không thể nói điều này trước công chúng mà không bị mất việc hoặc tệ hơn nữa”, chuyên gia Anatol Lieven - Giám đốc chương trình Á-Âu tại Viện Quincy nhận định.

Chính bản thân các nhà lãnh đạo ở Ukraine cũng hiểu mình đang phải đối mặt với thách thức nào để giải quyết thế “tiến thoái lưỡng nan” này. Tiến tới giải pháp hòa bình với Nga thông qua thương lượng về vấn đề Crimea có thể được coi là “tự sát chính trị” của giới chức Kiev.

"Ukraine phải giành lại Crimea trước trong năm nay, trước cả Donbass. Chừng nào Nga còn có thể triển khai máy bay chiến đấu, phóng tên lửa và UAV từ đây hoặc Hạm đội Biển Đen có thể hoạt động ở đây thì chừng đó Ukraine sẽ chưa thể an toàn hoặc được đảm bảo an ninh hay có thể tái thiết nền kinh tế”, cựu Tư lệnh Mỹ tại châu Âu – Trung tướng Ben Hodges nhận định với EURACTIV.

Theo ông Ben Hodges, nếu Hạm đội Biển Đen còn hiện diện ở Crimea thì Ukraine sẽ không thể sử dụng các cảng ở Mariupol và Odessa. Trái với quan điểm hoài nghi của một số nhà hoạch định chính sách và nhà phân tích, ông Hodges tin rằng quân đội Ukraine có thể giành lại Crimea nếu được cung cấp tất cả vũ khí cần thiết, chủ yếu là tên lửa tầm xa.

Bên cạnh đó, Trung tướng nghỉ hưu Ben Hodges cũng đánh giá rằng chìa khóa để giành chiến thắng nằm ở Crimea. Ông đã gọi đây là "vùng lãnh thổ mang tính quyết định".

Nga thông báo phá hủy 3 xuồng không người lái Ukraine tấn công cầu Crimea

Ít nhất 3 xuồng không người lái tự sát đã bị phát hiện và phá hủy ở Biển Đen, Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/9 cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Uyên (T/h) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN