Tài không thua Quan Vũ, Trương Phi, vì sao Triệu Vân không được Lưu Bị phong chức cao?

Sự kiện: Tam Quốc

Triệu Vân là một trong những võ tướng bản lĩnh cao cường nhất thời Tam quốc. Nhưng thực tế ghi chép của chính sử, chức vị của dũng tướng này không cao. Sau khi xưng đế, Lưu Bị chỉ phong cho Triệu Vân chức Dực Quân tướng quân, thua xa hàng đại tướng.

Triệu Vân 

Triệu Vân 

Triệu Vân (tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn) là danh tướng thời kỳ cuối nhà Hán ở thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Nổi tiếng với võ nghệ cao cường, suy nghĩ thấu đáo lại tận trung vì nước, Triệu Vân được xem là khai quốc công thần nhà Thục Hán, được binh sĩ ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".

Trước khi đi theo Lưu Bị, Triệu Vân vốn là tướng dưới trướng Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp kết giao cùng Công Tôn Toản.

Ngay từ những ngày ấy, Lưu Bị không ít lần "mượn dùng" Triệu Vân để đi đánh giặc cùng. Mối quan hệ giữa hai người dần dần trở nên thân thiết.

Sau cái chết của Công Tôn Toản, Triệu Vân tìm tới Lưu Bị và được ông thu nhận.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không ít người và nổi tiếng nhất với màn đơn thương độc mã phá vòng vây của hàng vạn quân Tào Ngụy, cứu ấu chúa.

Tuy vậy, nhiều học giả vẫn thắc mắc vì sao Triệu Vân không được giữ chức cao dưới trướng Lưu Bị dù tài giỏi không kém Quan Vũ -Trương Phi. 

Ảnh hưởng lớn từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhiều người mặc định Triệu Vân là một trong những võ tướng bản lĩnh cao cường nhất thời Tam quốc. Nhưng thực tế ghi chép của chính sử, chức vị của Triệu Vân không cao. Sau khi xưng đế, Lưu Bị chỉ phong cho Triệu Vân chức Dực Quân tướng quân, thua xa hàng đại tướng.

Từ đó nảy sinh nhiều tranh luận về tài năng của Vân khi so sánh với những danh tướng còn lại trong Ngũ hổ tướng hay thậm chí cả Nguỵ Diên.

Công trạng nổi tiếng nhất của Triệu Vân là đơn thương độc mã phá vạn quân Tào, cứu ấu chúa

Công trạng nổi tiếng nhất của Triệu Vân là đơn thương độc mã phá vạn quân Tào, cứu ấu chúa

Trang Storm Media đưa ra một số lý do giải thích thắc mắc này. Thứ nhất là về thân thế. Thời Tam quốc, thân thế vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới thứ bậc chức vụ một người sẽ nắm giữ. Triệu Vân xuất thân trong một gia đình không có danh tiếng ở huyện Chân Định, quận Thường Sơn. Quan Vũ và Trương Phi xuất thân cũng không hơn Triệu Vân nhưng lại là anh em kết nghĩa của chủ công Lưu Bị.

Lý do thứ hai khiến Triệu Vân không được trọng dụng nằm ở tính cách của ông. Theo Storm Media, Triệu Vân không màng chức tước, một lòng trung thành, cần mẫn. Khi ra trận, tôn chỉ của vị tướng này không phải để được quyền cao, chức trọng mà chỉ để trung quân, báo quốc.

Ngoài ra, một lý do nữa khiến Triệu Vân không thể nắm giữ chức vụ cao khi làm tướng nhà Thục Hán là do ít được đánh những trận lớn. Năng lực và phẩm chất cá nhân của Triệu Vân không ai phủ nhận. Nhưng cũng chính sự trung thành, đáng tin cậy của Triệu Vân khiến Lưu Bị giữ ông lại bên mình để bảo vệ cho bản thân và gia quyến. Đó là lý do khiến Triệu Vân ít có cơ hội thống lĩnh đại quân cũng như lập đại công. Thành tích nổi bật nhất của ông thực tế chỉ là việc... cứu ấu chúa. 

Có ý kiến cho rằng, Triệu Vân nhận cái chết "nhẹ nhàng" nhất trong Ngũ hổ tướng

Có ý kiến cho rằng, Triệu Vân nhận cái chết "nhẹ nhàng" nhất trong Ngũ hổ tướng

Ngoài những tranh cãi xung quanh chức tước của Tử Long, một luồng ý kiến cho rằng Triệu Vân là người nhận cái chết “nhẹ nhàng” nhất trong Ngũ hổ tướng khi mất vì tuổi già trong khi 4 hổ tướng khác đều chết thảm (người bị chặt đầu, phản bội, kẻ lâm bạo bệnh). Nhiều bình luận trái chiều được đưa ra để tranh luận về ý kiến này.

Adam Han, người tìm hiểu về thời Tam quốc, ủng hộ luồng ý kiến trên. Theo Han, sử gia Trần Thọ, tác giả sách "Tam quốc chí", từng đưa ra đánh giá về Ngũ hổ tướng trong tác phẩm của mình và điều này cũng hé lộ phần nào về kết cục của họ.

Theo đó, Quan Vũ và Trương Phi là mãnh tướng sức địch vạn người nhưng một người quá ngạo mạn còn người kia lại lỗ mãng. Mã Siêu dù mạnh mẽ nhưng có phần tự phụ và tàn bạo. Hoàng Trung vẫn là chiến tướng nhưng tuổi đã cao. Triệu Vân trung thành, can đảm, mưu lược.

Han cho rằng cả 4 hổ tướng đều có những điểm yếu chí mạng khiến họ phải nhận kết cục thê thảm. Riêng Triệu Vân, gần như không có điểm yếu, nên khi chinh chiến không bị tướng lĩnh phản bội, được kẻ thù tôn trọng và chỉ chết vì tuổi già.

Triệu Vân được tướng lĩnh tôn trọng, kẻ thù nể phục

Triệu Vân được tướng lĩnh tôn trọng, kẻ thù nể phục

Trong khi đó, Pun Anansakunwat, người nghiên cứu lịch sử Trung Quốc 17 năm, lại cho rằng không chỉ có Triệu Vân là người nhận được cái chết "nhẹ nhàng" (chết do bệnh tật hoặc tuổi già).

Theo Anansakunwat, Hoàng Trung và Mã Siêu cũng không chết ở chiến trường. "Sau trận Hán Trung (217-219), Hoàng Trung khi đó đã 80 tuổi. Trong Tam quốc diễn nghĩa, lão tướng này mất do bị thương nặng trong trận Di Lăng (221-222). Tuy nhiên, trong lịch sử, Hoàng Trung chết do lâm bệnh năm 221", Anansakunwat phân tích.

Về Mã Siêu, Anansakunwat cho rằng vị mãnh tướng này cũng lâm bệnh và chết khi còn trẻ.

Eward Tan, cựu trợ lý hỗ trợ giảng dạy tại đại học Waterloo (Canada), ủng hộ quan điểm của Anansakunwat. Theo Eward, vị tướng duy nhất trong Ngũ hổ tướng chết trên chiến trường là Quan Vũ sau khi để mất Kinh Châu. Có 3 tướng trong Ngũ hổ tướng sống tới sau năm 221 khi Thục Hán được thành lập là Trương Phi, Mã Siêu và Triệu Vân.

Gia Cát Lượng khiến Ngụy Diên không được liệt vào Ngũ hổ tướng?

Dù là tướng tài, dũng cảm và là một trong những trụ cột của nhà Thục Hán, Ngụy Diên vẫn không được liệt vào hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN