Tài giỏi, lập nhiều công lớn, vì sao Niên Canh Nghiêu bị Ung Chính xử tử?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Niên Canh Nghiêu được đánh giá là một nhà quân sự kiệt xuất, lập được rất nhiều công lớn trên chiến trường Tây Bắc. Ông ta cũng từng được Ung Chính trọng dụng.

Hình ảnh nhân vật Niên Canh Nghiêu trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh nhân vật Niên Canh Nghiêu trên phim truyền hình Trung Quốc.

Nhà Thanh tổng cộng có 12 đời hoàng đế. Nếu so sánh với các triều đại khác, Thanh triều có lẽ không có vị hoàng đế nào quá xuất sắc, cũng không có vị hoàng đế nào quá kém cỏi, vô dụng. Phần lớn các hoàng đế Thanh triều đều có tư chất bình thường. Từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối, càng đời sau lại càng kém hơn so với đời trước.

Trong lịch sử phát triển của Thanh triều, giai đoạn phát triển nhất có lẽ là từ những năm Khang Hi trị vì cho đến trước khi Càn Long nhường ngôi cho con trai Gia Khánh. Sử sách Trung Quốc gọi giai đoạn này là thời kỳ “Khang Càn thịnh thế”.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn Khang Hi trị vì, những năm đầu còn khá tốt nhưng càng về sau, đến những năm cuối đời thì lại càng hoang phí. Quốc khố Thanh triều khi đó ngày một trống rỗng, nhân dân đói khổ lầm than.

Sau khi Ung Chính lên ngôi, trong thời gian 13 năm, ông không chỉ khôi phục lại nền kinh tế mà còn tạo thêm của cải, để lại cho con trai là Càn Long một quốc khố dồi dào.

Trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, Ung Chính là một trong những vị hoàng đề cần mẫn, chăm chỉ và liêm khiết.

Hình ảnh nhân vật hoàng đế Ung Chính trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh nhân vật hoàng đế Ung Chính trên phim truyền hình Trung Quốc.

Ông tróc nã tham quan, phong cách dứt khoát không cả nể. Xét về độ tàn nhẫn, Ung Chính chỉ thua hoàng đế sáng lập Minh triều Chu Nguyên Chương.

Niên Canh Nghiêu chính là một trong những đại thần bị Ung Chính xử mạnh tay vì vướng vào tham ô.

Niên Canh Nghiêu là tiến sĩ dưới thời Khang Hi, làm quan đến vị trí Tổng đốc Tứ Xuyên và Thiểm Tây, đồng thời kiêm nhiệm cả chức vụ Phủ viễn Đại tướng quân. Ung Chính bấy giờ cũng rất trọng dụng Niên Canh Nghiêu.

Theo Sohu, Niên Canh Nghiêu là một thiên tài quân sự, có tài mưu lược tác chiến xuất sắc, lập được rất nhiều công lớn trên chiến trường Tây Bắc. Đó cũng là lý do Niên Canh Nghiêu được Ung Chính phong làm Tây Bắc Đại tướng quân. Sau đó, nhờ tiếp tục lập được công lớn, Niên Canh Nghiêu được phong tước Công hầu Nhất đẳng.

Khi Ung Chính mới lên ngôi, ngoại trừ Thập Tam Hoàng tử Dận Tường – người anh em thân thiết nhất của Ung Chính - các vị Hoàng tử khác đều bất mãn và muốn thấy cảnh hoàng đế rớt đài.

Chính vì áp lực này, Ung Chính buộc phải vội vã ổn định lại thế cục, đặc biệt là tình hình tại chiến trường Tây Bắc. Ông muốn nhanh chóng lập được công lớn để ngăn chặn miệng lưỡi thế gian.

Và Niên Canh Nghiêu đã không hề phụ sự kỳ vọng đó, bình định chiến loạn Tây Tạng, trấn áp cuộc nổi loạn ở Thanh Hải của La Bố Tàng Đan Tân, giúp hoàng đế có thể an tâm và thị uy quyền lực trước những người không phục mình.

Hình ảnh nhân vật Niên Canh Nghiêu trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh nhân vật Niên Canh Nghiêu trên phim truyền hình Trung Quốc.

Vậy tại sao Niên Canh Nghiêu lại bị xử tử?

Nếu Niên Canh Nghiêu lập được nhiều công lao như vậy, tại sao Ung Chính lại giết?

Theo Sohu, thực tế, Ung Chính đã nhẫn nhịn Niên Canh Nghiêu rất lâu trước khi đưa ra quyết định trừ khử ông ta.

Niên Canh Nghiêu luôn tự cho rằng bản thân mình lập được nhiều công trạng, vì thế mà ngang tàng hống hách, cũng không xem trọng hoàng quyền. Ông ta không chỉ tham ô, nhận hối lộ bao gồm tiền bạc và phụ nữ mà còn dám bắt chước cách hành xử như vua.

Cụ thể, Niên Canh Nghiêu tham ô hơn 100 vạn lượng bạc. Quan lại tại những vùng đất bị Niên Canh Nghiêu đánh bại hoặc những vùng do ông ta cai trị thường dâng tặng thêm cả phụ nữ, ông ta cũng không từ chối.

Khi Niên Canh Nghiêu đánh bại bộ tộc Chuẩn Cáp Nhĩ, thủ lính nơi đây đã tặng ông 8 mỹ nhân Mông Cổ. Ông ta không chê một ai.

Theo ghi chép, số lượng mỹ nhân Niên Canh Nghiêu thu nhận như những “món quà” lên đến 80 người. Ông ta còn học theo quy tắc hoàng gia, gọi ăn cơm là dùng thiện, dùng cách lật bài để chọn người thị tẩm.

Ảnh minh họa. Nguồn Sohu.

Ảnh minh họa. Nguồn Sohu.

Việc này, ngay cả đến vương gia nhà Thanh cũng không dám làm. Vậy nhưng Niên Canh Nghiêu lại không hề e dè mà làm càn.

Ban đầu, vì còn cần Niên Canh Nghiêu đánh trận dẹp yên khu vực Tây Bắc, đồng thời răn đe những kẻ chống đối nên Ung Chính đã nhắm mắt cho qua. Tuy nhiên, sau khi chiến trường Tây Bắc được bình định, Niên Canh Nghiêu quay về kinh thành, Ung Chính đã nổi sát tâm, muốn diệt trừ “mầm họa” này.

Sau khi Niên Canh Nghiêu bị xử tử, Ung Chính đã ứng xử với 80 thê thiếp và con gái ông ta ra sao?

Liên quan đến tội trạng của Niên Canh Nghiêu, bản thân ông ta bị xử tử, con trai của Niên Canh Nghiêu là Niên Phúc bị giết. Những người con trai khác của ông ta, ai trên 15 tuổi sẽ bị đưa ra biên cương tòng quân, con gái và 80 thê thiếp của vị đại thần thất thế này cũng bị đày ra biên cương suốt đời làm nô lệ hoặc bị đem bán như những món hàng.

Con cháu đời sau của Niên Canh Nghiêu vì lo sợ bị người Mãn Thanh diệt trừ tận gốc mà buộc phải thay đổi họ tên, đổi từ họ “Niên” sang họ “Sinh”. Họ cho rằng chữ “Sinh” là nhìn ngược của chữ “Niên” và hi vọng cuộc đời sau khi đổi họ sẽ khác. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hoàng đế TQ từng làm nhà sư, đi ăn xin, nhưng lên ngôi lại rất tàn bạo

Sử gia đời Thanh từng nhận định: Thái Tổ nhờ công thần có được thiên hạ, nhưng khi việc thành lại giết người đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Khánh - Sohu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN