Suốt ngày đăng ảnh "câu view", một cách tàn phá trí não
Liên tục đăng ảnh lên "face" có thể khiến bộ nhớ suy yếu, gây căng thẳng và lo lắng, mất dần gắn kết với môi trường xung quanh, giảm đáng kể khả năng tập trung.
Với sự phổ biến của điện thoại thông minh và mạng xã hội, nhiều người ngày nay dành cả ngày đêm chụp ảnh, quay video và đưa lên mạng. The New York Times nhận định việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội không còn là cách lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ mà đã trở thành một thủ tục thiết yếu.
Nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó. Rất nhiều người, đặc biệt là du khách đã bắt đầu cảm thấy khó chịu với việc đám đông lăm lăm chiếc điện thoại để chụp lại mọi khoảnh khắc "đẹp" xung quanh mà chẳng hề thực sự thưởng thức cái đẹp ấy.
Cuộc sống trong "bong bóng" công nghệ
Việc sử dụng đồ điện tử để chia sẻ và thể hiện bản thân là mong muốn không thể kiềm chế, nhưng điều đó đang loại bỏ dần cách thức con người kết nối với nhau.
Như nhà tâm lý Sherry Turkle viết trong "Alone Together" rằng "Nhu cầu tiếp xúc đa phương tiện đã trở thành nhu cầu không thể trong thế kỷ 21. Theo đó, giao tiếp và chia sẻ với bất kỳ ai ở mọi nơi mọi lúc ban đầu chỉ là một tiện ích, nhưng sau đó bản thân nó lại trở thành trung tâm.
Giáo sư tâm lý John R.Suler giải thích rằng người ta chụp ảnh cho các "khán giả" trên mạng như một cách để tìm kiếm sự chấp nhận và khẳng định chính mình. Phản hồi, bình luận từ "khán giả" cho họ cảm giác an toàn và "thật" hơn. Quá trình này biến cả những điều rất đỗi bình thường như ăn uống trở nên đặc biệt.
Như vậy, thay vì ở trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta tìm cách thể hiện mình qua thị giác. Ảnh cá nhân được công khai qua Instagram và Facebook, trở thành công cụ quảng bá. Qua tương tác và phản hồi, người dùng có thể lọc ra cách thức để tối đa hóa lượng bình luận tích cực, như một kiểu bồi dưỡng cho tình yêu bản thân.
Trong nghiên cứu năm 2014, giáo sư tâm lý Tracy Alloway đã phân tích và chỉ ra rằng việc kết nối xã hội dựa trên hình ảnh và video làm tăng sự đồng cảm với chính mình.
Sáng tạo và sự tập trung
Con người mất tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, nhưng lại dồn sức cho việc chỉnh sửa ảnh nhằm lôi kéo sự chú ý của người khác. Tác giả cuốn sách " The Shallows: What the Internet Is Doing to Our Brains,” Nicholas Carr cho biết thần kinh đã thích nghi để dần phụ thuộc công nghệ. Điều đó làm suy yếu bộ nhớ, gây căng thẳng và lo lắng.
Hành vi đăng ảnh liên tục cũng có khả năng làm gián đoạn tập trung và nôn nao mọi lúc. Bù lại, chúng ta có thể hoạt động đa nhiệm tốt hơn, nhưng sau này sẽ mất dần gắn kết với môi trường xung quanh và quên đi mọi trải nghiệm, chưa kể khả năng tập trung sẽ không thể khôi phục như trước.
Tiếp theo đó là tâm thần dần loại bỏ chức năng hỗ trợ sự bình tĩnh và lý tính, điều chúng ta rất cần khi theo dõi một câu chuyện dài hay tranh luận, hay hoàn toàn 'mất điện" khi con người cần suy tư hay chứng kiến một điều gì đó đáng nhớ. Nói cách khác, càng tập trung vào hình ảnh, thì việc đọc sách càng trở nên khó khăn.
Sự cảm thông bị đánh mất
Trong nghiên cứu năm 2013, nhóm khoa học từ Viện Phân tích Xã hội đã chỉ ra mối liên hệ giữa đọc sách và lòng thấu cảm. Theo đó, các tác phẩm văn học khiến con người thấu cảm với kinh nghiệm của người khác bằng cách suy ngẫm, nhưng điều này chỉ có thể đạt được khi có sự tập trung nhất định để hấp thu và nạp dần thông tin vào não chứ không phải "mì ăn liền".
Loài người ngày càng yêu bản thân và trở nên vô cảm?
Tuy nghiên cứu này có quy mô nhỏ và không mang tính bao quát, nó cũng cho thấy rằng thơ, văn xuôi buộc con người phải tự tập trung và liên hệ, ghi nhớ những trải nghiệm trong hiện tại.
Nhà văn Sven Birkerts đánh giá rất cao nghệ thuật dạng này "Tôi tin rằng nghệ thuật mà yêu cầu trí tưởng tượng là điều cần thiết trong thời buổi khủng hoảng thông tin dư thừa. Mất quá nhiều thời gian và phân tán sức lực cho những hình ảnh tràn ngập sẽ khiến cuộc sống của chính mình bị bão hòa".
Như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng lãng quên những khoảnh khắc đang xảy ra quanh mình, và không còn sự đồng cảm và chú ý mà nó xứng đáng nhận được.