"Sửng sốt” hình ảnh trước và sau khi đại dịch corona bùng phát ở Trung Quốc
Trên khắp Trung Quốc, hàng nghìn cửa hàng đã đóng cửa, các khu trung tâm thương mại vắng bóng người và giao thông đi lại bị hạn chế tối đa trong nỗ lực nhằm phòng tránh sự lây lan của virus corona, vốn gia tăng nhanh chóng vài tuần trở lại đây.
Cuộc khủng hoảng về sức khỏe này đã lan rộng ra ngoài “tâm dịch” là tỉnh Hồ Bắc. Cách đó hàng trăm km, những thành phố lớn đông đúc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Hong Kong giờ đây cũng phải chứng kiến cảnh tượng đường phố vắng vẻ, tàu điện ngầm trống rỗng và thậm chí giấy vệ sinh trong các siêu thị trở nên khan hiếm.
Và khi người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải ở nhà, những thương hiệu quốc tế như Nike, Starbucks cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Bloomberh đã tổng hợp những bức ảnh trước và sau khi đại dịch corona bùng nổ để thấy được sự khác biệt rõ rệt:
Apple Store, Thượng Hải
Người đi bộ đi qua cửa hàng Apple tại Thượng Hải ngày 29/1/20219.
Và một nhân viên cảnh sát đi qua cửa hàng Apple ở Thượng Hải đã tạm thời đóng ngày 5/2/2020.
Apple đã đóng cửa toàn bộ 42 cửa hàng bán lẻ ở khắp Trung Quốc. Tháng trước nhà sản xuất iPhone đã phải đưa ra dự đoán doanh thu dài hơi hơn trong quý đầu tiên của năm do không chắc chắn về việc kinh doanh vì bị ảnh hưởng bởi dịch do virus corona gây ra. Năm tài khóa 2019, thị trường Trung Quốc đại lục chiếm 17% toàn bộ doanh số của Apple.
Casino Lisboa, Macau
Casino Grand Lisboa ở Macau đông đúc người qua lại ngày 28/9/2019.
Và không một bóng người ngoại trừ nhân viên an ninh ngày 5/2/2020.
Các sòng bạc (casino) ở Macau (Trung Quốc) đã buộc phải tạm ngừng hoạt động trong hai tuần. Đây là đợt “nghỉ” dài ngày nhất từ trước đến nay của các casino tại đây, trước đó casino ở Macau cũng buộc phải đóng cửa trong 33 tiếng vì một cơn bão năm 2018.
Chuỗi cà phê Starbucks, Thượng Hải
Khách hàng đông đúc trong quán cà phê Starbucks ở Yuyuan Bazaar, Thượng Hải ngày 24/2/2018.
Và thông báo đóng cửa ngày 7/2/2020.
Starbucks đã đóng cửa hơn một nửa quán cà phê ở Trung Quốc đại lục, tương đương với 2.000 địa điểm. Chuỗi cà phê nổi tiếng này vẫn duy trì dự báo doanh thu trong năm 2020 như đã công bố song cho biết dự báo này không bao gồm tác động của việc phải đóng cửa vì virus corona.
Sân bay, Hong Kong
Hàng dài hành khách chờ check-in tại quầy của Cathay Pacific Airways ở Sân bay quốc tế Hong Kong ngày 10/3/2017.
Nhân viên Cathay Pacific đeo khẩu trang đang hướng dẫn một hành khách ngày 6/2/2020.
Các hãng hàng không trên khắp thế giới đã tạm dừng cung cấp chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, một trong những thị trường đi lại lớn nhất. Việc hủy chuyến này đã lan rộng ra cả Bắc Kinh, Hong Kong khi các hãng hàng không từ Bristish Airways tới Singapore Airlines hay United Airlines đều ngừng các chuyến bay.
Tàu điện ngầm, Bắc Kinh
Hành khách trên một chuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh ngày 25/4/2018.
Và chuyến tàu gần như trống rỗng ngày 6/2/2020.
Hàng nghìn doanh nghiệp, từ các công ty địa phương tới các ngân hàng quốc tế đều đã tạm đóng cửa văn phòng và đề nghị nhân viên làm việc từ xa.
Siêu thị, Hong Kong
Những kệ đầy ắp hàng hóa tại một siêu thị ở Hong Kong ngày 17/8/2017.
Và các kệ hàng trống rỗng ngày 6/2/2020.
Kệ hàng giấy vệ sinh dường như đã “biến mất” trong các siêu thị ở Hong Kong sau khi thông tin trên mang xã hội cho thấy người dân xếp hàng để gom đồ dự trữ cũng như các vật dụng vệ sinh. Điều này đã khiến Hong Kong thiếu hụt các sản phẩm từ gạo tới nước rửa tay và thậm chí cả bao cao su cũng không còn trong các cửa hàng.
Trung tâm thương mại, Hong Kong
Các thang cuốn đầy ắp người ở trung tâm thương mại Times Square, khu vực mua sắm sầm uất Causeway Bay, Hong Kong ngày 9/8/2015.
Và cũng tại trung tâm thương mại này, khách hàng đều đeo khẩu trang bảo vệ và số lượng đã ít đi rất nhiều. Ảnh chụp ngày 6/2/2020.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước tình trạng bệnh viện quá tải do số ca lây nhiễm virus Corona chủng mới (nCoV) vẫn tăng lên mỗi ngày, giới chức thành...