Sức mạnh súng phóng lựu nhiệt áp được binh sĩ Nga dùng để tấn công vị trí quân đội Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/7 công bố video quay cảnh các binh sĩ sử dụng súng phóng lựu nhiệt áp tấn công vị trí của quân đội Ukraine trong giao tranh ở mặt trận Krasny Liman, phía bắc tỉnh Donetsk.
Trong tuyên bố cập nhật tình hình chiến sự ngày 24/7, Ukraine thừa nhận đang phải chống đỡ các đợt tấn công của các lực lượng Nga ở Kupyansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Mariansk. "Giao tranh vẫn đang diễn ra ác liệt trên khắp tiền tuyến ở đông bắc. Quân đội Ukraine đang giữ vững vị trí", Thứ trưởng Quốc phòng Ukrainer Hanna Maliar cho biết.
Hôm 24/7, Bộ Quốc phòng Nga công bố video video quay cảnh các binh sĩ sử dụng súng phóng lựu nhiệt áp tấn công vị trí của quân đội Ukraine trong giao tranh ở mặt trận Krasny Liman, phía bắc tỉnh Donetsk.
Trong video, binh sĩ Nga di chuyển qua các chiến hào, khai hỏa súng phóng lựu bắn đạn nhiệt áp RPO-A. Một cảnh quay do máy bay không người lái (UAV) quay lại từ trên không, cho thấy vị trí những quả đạn nhiệt áp phát nổ trong giao tranh.
Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A Shmel là vũ khí cầm tay được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trả lời Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, binh sĩ trong video sử dụng súng phóng lựu nhiệt áp Schmel và súng phóng lựu LPO-97 43mm. Các binh sĩ cố gắng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách gần nhất có thể để khai hỏa. Các mục tiêu được xác nhận bị phá hủy nhờ vào UAV.
"Chúng tôi khi đó làm nhiệm vụ ở khu vực rừng Kremensk. Các đồng đội phát hiện cứ điểm được đối phương đặt súng máy. Chúng tôi phá hủy cứ điểm này bằng súng phóng lựu", một chỉ huy Nga có biệt danh Zhiga nói.
Vũ khí nhiệt áp, hay được gọi là bom chân không, có cơ chế kích nổ hai lần. Vụ nổ đầu tiên giải phóng các chất dễ cháy trong khu vực và vụ nổ thứ hai đốt hết oxy trong phạm vi sát thương, gây ra sức công phá lớn với nhiệt độ cao.
Đối với súng phóng lựu nhiệt áp Shmel, một quả đạn có thể gây ra vụ nổ chết người trong phạm vi bán kính 50 mét ở khu vực mở hoặc 80 mét khối trong không gian kín. Mỹ ước tính một quả đạn RPO-A Shmel có sức công phá tương đương đạn pháo cỡ 107mm.
Súng phóng lựu nhiệt áp Shmel lần đầu tiên được sử dụng trong xung đột ở Afghanistan vào những năm 1980, từng khiến các chiến binh Mujahedeen do Mỹ hậu thuẫn khiếp sợ.
Nguồn: [Link nguồn]
Trang mạng Nga Avia.pro ngày 16/2 đăng video quay cảnh "hỏa thần nhiệt áp" TOS-1A tấn công một cứ điểm của quân đội Ukraine.