Sức mạnh quân sự Trung Quốc ở vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Cho đến nay, không có con số chính xác lực lượng và số lượng các trang thiết bị vũ khí hạng nặng mà Ấn Độ và Trung Quốc huy động đến vùng tranh chấp, nhưng tờ SCMP đã chỉ ra phần nào sức mạnh của Trung Quốc ở biên giới với Ấn Độ.

Type 15 là mẫu xe tăng hạng nhẹ chuyên sử dụng ở vùng rừng núi, cao nguyên.

Type 15 là mẫu xe tăng hạng nhẹ chuyên sử dụng ở vùng rừng núi, cao nguyên.

Trả lời trên SCMP, chuyên gia quân sự Liang Guoliang ở Hong Kong, đánh giá Bắc Kinh đã huy động đến Tây Tạng ít nhất 9 lữ đoàn kết hợp, chuyên tác chiến vùng núi, được yểm trợ bởi pháo binh, tổ hợp phòng không và có năng lực tác chiến điện tử.

Tây Tạng là nơi Trung Quốc tập trung binh lực để đối phó với Ấn Độ ở vùng tranh chấp Ladakh (do Ấn Độ kiểm soát) và cao nguyên Aksai Chin (do Trung Quốc kiểm soát).

Kể từ cuộc đụng độ tại cao nguyên Doklam vào năm 2017, Trung Quốc đã huy động đến khu vực một số lượng không xác định xe tăng Type 15, trực thăng Z-20, máy bay điều khiển từ xa GJ-2 và pháo kéo PCL-181, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Hồi đầu tuần này, Bộ Chỉ huy quân sự khu vực Tây Tạng của quân đội Trung Quốc đã điều động binh sĩ tới khu vực vùng núi cao 4.700 mét so với mực nước biển để diễn tập tác chiến ban đêm.

Năm 2017, đoạn video về lữ đoàn pháo binh Trung Quốc cho thấy sự hiện diện của lựu pháo PCL-03 ở vùng tranh chấp với Ấn Độ.

Gần đây, các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ở căn cứ Ngari Gunsa tại Tây Tạng, cách Ladakh khoảng 200km.

Pháo kéo PCL-181 của Trug Quốc.

Pháo kéo PCL-181 của Trug Quốc.

Các bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chiến đấu cơ đa năng  J-16 ở căn cứ. “J-16 được điều động đến Ngari Gunsa để tập trận, nhưng vì căng thẳng với Ấn Độ nên chiến đấu cơ này ở lại cùng các máy bay J-11”, nguồn tin của quân đội Trung Quốc nói trên SCMP.

“Không quân Ấn Độ đưa đến các chiến đấu cơ Su-30MKI nên Trung Quốc đáp trả bằng J-16 hiện đại hơn”, nguồn tin nói thêm.

Chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nói đoạn video năm 2017 và cuộc tập trận gần đây là lời cảnh báo với Ấn Độ rằng binh sĩ Trung Quốc đã và đang cải thiện năng lực chiến đấu.

“Trung Quốc liên tục điều động các trực thăng Z-20, chiến đấu cơ J-10C và J-11 đến cao nguyên Tây Tạng”, ông Zhou nói. “Trung Quốc chỉ phô trương lực lượng chứ ở thời điểm hiện tại không muốn gây chiến với Ấn Độ”.

Ông Zhou nói Trung Quốc hiện có 7 vạn quân dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LOC) dài 3.488km, trong khi Ấn Độ ước tính có tới 20 vạn quân.

Ở chiến khu miền Tây, Trung Quốc có khoảng 23 vạn quân. Chuyên gia Liang nói phần lớn trong số 20 vạn quân của Ấn Độ không phải để đối phó Trung Quốc mà là đảm nhận sứ mệnh chống khủng bố, đối phó lực lượng ly khai thân Pakistan ở Kashmir.

Đánh giá tương quan sức mạnh Trung-Ấn ở biên giới, Trung Quốc duy trì lực lượng thường trực hơn, dễ dàng bổ sung nhân lực từ Thanh Hải và Cam Túc. Ngược lại, Ấn Độ khó huy động lực lượng vì địa hình hiểm trở, theo SCMP.

“Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn, lớn hơn Ấn Độ. Trung Quốc liên tục cải thiện năng lực tiếp cận chiến lược”, chuyên gia Liang nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia thừa nhận rằng Ấn Độ đang thể hiện quyết tâm cao độ, không cho phép Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở vùng biên giới tranh chấp.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Ấn Độ: Nhân dịch Covid-19, quân đội Trung Quốc chiếm vị trí chiến lược nơi biên giới

Quân đội Ấn Độ ở khu vực Ladakh đã phải tạm hoãn các cuộc tập trận do một số binh sĩ bị nhiễm Covid-19. Lợi dụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN