Sức mạnh đáng gờm tên lửa hạt nhân 'chim báo bão' Burevestnik Nga vừa thử thành công

Nga vừa thử nghiệm thành công tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa Burevestnik với tầm bắn gần như không giới hạn và không thể bị bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nay đánh chặn.

Hôm 5-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga vừa thử nghiệm thành công tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa mang tên Burevestnik.

“Chúng tôi gần như hoàn thành công việc chế tạo các loại vũ khí chiến lược hiện đại mà tôi đã công bố cách đây vài năm. Cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa Burevestnik đã diễn ra thành công” – ông Putin thông báo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Grigory Sysoyev, RIA Novosti / kremlin.ru

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Grigory Sysoyev, RIA Novosti / kremlin.ru

Nhà lãnh đạo Nga không tiết lộ đợt thử nghiệm diễn ra khi nào, song báo The New York Times hôm 2-10 cho hay đợt thử nghiệm có thể diễn ra gần đây, dựa vào sự di chuyển của máy bay cùng các phương tiện khác tại một căn cứ của Nga tại Bắc Cực.

Theo tờ báo, hình ảnh vệ tinh và phân tích dữ liệu hàng không cho thấy hoạt động di chuyển xung quanh căn cứ Nga ở Bắc Cực phù hợp với sự chuẩn bị được thực hiện vào năm 2017 và 2018 cho cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình 9M730 Burevestnik.

Sức mạnh tên lửa hạt nhân Burevestnik

Theo tạp chí Newsweek, Burevestnik, trong tiếng Nga có nghĩa là “chim báo bão” (NATO định danh là SSC-X-9 Skyfall) là tên lửa hành trình hạt nhân, được Tổng thống Putin tiết lộ hồi tháng 3-2018 cùng với một loạt vũ khí thế hệ kế tiếp khác. Trong số đó có ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Quá trình phát triển tên lửa Burevestnik được cho bắt đầu vào năm 2011 và các đợt thử nghiệm có thể bắt đầu vào năm 2016. Trước năm 2019, có thông tin Nga đã thử nghiệm tên lửa này 13 lần và đạt được một số thành công nhất định, theo tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến đe dọa hạt nhân (NTI) trụ sở tại Mỹ.

Tháng 2-2019, truyền thông Nga cho hay nước này đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lớn đối với tên lửa Burevestnik.

Hiện có rất ít thông tin về vũ khí này được tiết lộ. Tuy nhiên, dựa vào các tuyên bố của quân đội Nga, NATO ước tính tên lửa Burevestnik dài khoảng 12 m và đường kính lên đến 1,5 m.

Burevestnik được cho có tầm bắn gần như không giới hạn và không thể bị bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nay đánh chặn, theo hãng tin TASS.

Máy bay đánh chặn MiG-31 BM của Nga. Ảnh: Rostec

Máy bay đánh chặn MiG-31 BM của Nga. Ảnh: Rostec

Năm 2019, tổ chức NTI cho hay tên lửa mới của Nga có tầm bắn khoảng 22.000 km, và thuộc loại vũ khí tầm chiến lược, cung cấp năng lực tấn công thứ hai mà chưa có bất kỳ quốc gia nào khác triển khai.

Đầu năm 2021, Trung tâm tình báo không gian quốc gia của Không quân Mỹ phân loại Burevestnik là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, có khả năng hạt nhân và đang trong giai đoạn phát triển nhưng tầm bắn chưa xác định.

Cũng có một số đồn đoán rằng tên lửa Burevestnik cũng có thể được phóng đi từ tiêm kích MiG-31 BM của Nga, theo tổ chức NTI. Đây là biến thể của máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31 được dùng để phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal. Tên lửa Kinzhal cũng được ông Putin công bố năm 2018 và đã được triển khai rộng rãi tại Ukraine.

“Chương trình này là một trong những vũ khí tuyệt vời của ông Putin, được cho là sẽ mang lại cho Nga lợi thế công nghệ so với phương Tây” – nhà nghiên cứu Fabian Hoffmann tại ĐH Oslo (NaUy) nhận định.

Theo truyền thông Nga, Burevestnik sử dụng nhiên liệu rắn, động cơ sẽ đẩy tên lửa trong quá trình bay và làm nóng không khí xung quanh lò phản ứng hạt nhân lên tới 1.600 độ C để đẩy tên lửa.

NATO cũng suy đoán tên lửa có một lò phản ứng hạt nhân nhỏ để đưa nó tới mục tiêu, dù không rõ là nó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) hạt nhân hay động cơ turbo hạt nhân.

“Bất luận đó là động cơ gì, người ta cho rằng tên lửa Burevestnik có thể bay với vận tốc cận âm, duy trì độ cao 50-100 m trong hầu hết quá trình bay và bao phủ khoảng cách 20.000 km” – báo cáo của NATO kết luận.

Hãng tin Reuters cho rằng Burevestnik bay ở độ cao này sẽ khiến nó khó bị radar phòng không phát hiện.

Điều gì khiến Burevestnik khác biệt với các loại tên lửa thông thường?

Tổ chức NTI cho biết Burevestnik khác biệt so với các loại tên lửa thông thường ở hệ thống đẩy hạt nhân. Động cơ này giúp tên lửa có tầm bắn xa hơn nhiều so với động cơ tuốc bin phản lực luồng (turbojet) truyền thống hay động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt (turbofan) vốn bị giới hạn lượng nhiên liệu mà chúng có thể mang theo.

Động cơ đẩy hạt nhân của Burevestnik cho phép tên lửa bay trong không trung trong nhiều ngày nếu cần. Khi hoạt động, Burevestnik sẽ mang theo đầu đạn hạt nhân, bay khắp toàn cầu ở độ cao thấp, tránh hệ thống phòng thủ tên lửa và thả đầu đạn theo một quỹ đạo khó đoán, NTI cho biết.

Siêu ngư hôi hạt nhân Poseidon của Nga. Ảnh: Military -Today.com

Siêu ngư hôi hạt nhân Poseidon của Nga. Ảnh: Military -Today.com

Reuters cho biết việc phát triển bộ phận đẩy hạt nhân của tên lửa là thách thức lớn nhất về mặt kỹ thuật. Năm 2019, ít nhất 5 chuyên gia hạt nhân Nga đã thiệt mạng trong một vụ nổ và phát thải phóng xạ trong một cuộc thử nghiệm ở Biển Trắng. Tình báo Mỹ nghi ngờ đây là một phần trong cuộc thử nghiệm tên lửa Burevestnik.

Một báo cáo năm 2020 của Trung tâm tình báo không gian quốc gia của Không quân Mỹ cho rằng nếu Nga thành công đưa tên lửa Burevestnik vào sử dụng, điều này sẽ mang lại cho Moscow một vũ khí độc nhất với khả năng xuyên lục địa.

Giới chuyên gia phương Tây từ lâu đã đặt ra câu hỏi liệu Burevestnik có thực sự được đưa vào sử dụng hay không. Năm 2019, tổ chức NTI suy đoán việc triển khai có thể phải mất 10 năm nữa.

Cũng theo tổ chức NTI, việc phát triển tên lửa hạt nhân Burevestnik cũng như các hệ thống chiến lược mới khác của Nga có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington về một hiệp ước thay thế có thể cho hiệp ước NEW START nhằm hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân mà mỗi bên có thể triển khai. Tương lai của NEW START vẫn còn là dấu hỏi khi Nga ngừng tham gia hồi tháng 2. Hiệp ước sẽ hết hiệu lực vào năm 2026.

Chuyên gia Nga tiết lộ tính năng mới của siêu tên lửa hạt nhân Sarmat nặng 200 tấn

Hệ thống điều khiển và kiểm soát của RS-28 Sarmat được thiết kế để tên lửa có thể tiếp tục bay tới tấn công mục tiêu đã định, kể cả khi bị hư hại do va chạm với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN